Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

Chương 2: Nguyền Rủa Định Mệnh Này

Chapter 2: Curse This Fate
All the Shah's Men, by Stephen Kinzer
(Translated by Alexander Le)


Trỗi dậy lên một cách ấn tượng từ vùng sa mạc miền nam của Ba-Tư, với những dãy núi xa xa tạo nên sự uy nghi trong cảnh trí, thành Persepolis đỗ nát một cách ngoạn mục là chứng cớ cho sự huy hoàng một thời của vương quốc Ba-Tư (Persia). Nơi đây đã từng là một thủ đô của lễ nghi và linh hồn của một đế chế mênh mông bao la, được xây dựng bởi Cyrus, Darius, và Xerxes, những đấng minh quân tài giỏi phi thường mà danh tiếng vẫn còn vang dội trong lịch sử. Tượng những con bò có cánh khổng lồ canh gác “Cổng Của Mọi Quốc Gia”, mà qua nó những hoàng tử của những bang quốc chư hầu phải một năm một lần vượt qua để tỏ lòng thần phục với những chủ nhân Ba-Tư của họ. Apadana hay là “Hội Trường Bái Kiến” to lớn vĩ đại, nơi những ông hoàng tử này cùng nhau quỳ trước cái chủ quyền đã mất của họ, có chiều dài khoảng 3 sân banh bóng bầu dục (football Mỹ - 300 yards = 275 mét). Mái nóc của nó được giữ vững bằng 36 trụ chống giữ cao ngất, mà một vài trụ vẫn còn tồn tại đến hiện nay. Hai cầu thang đồ sộ dẫn lên đến đại sảnh được trang trí với những thủ công điêu khắc chạm trổ chi tiết phức tạp, miêu tả nghi lễ thần phục hằng nằm, với thời điểm được chọn là ngày “xuân phân” (vernal equinox - bắt đầu của mùa xuân). Ngày hôm nay, tất cả đưa ra cho thấy một hình ảnh sống động của những hoàng đế Ba-Tư đã một thời hoàn toàn thống trị những mảnh đất mầu mở nhất trên trái đất.

Những nghệ thuật điêu khắc trưng bày hình ảnh những vua chúa của các nước chư hầu sắp hàng đến triều cống đấng lãnh đạo tối cao của họ, mỗi người mang theo những món quà tượng trưng cho sự giàu có của xứ sở họ. Những nhà khảo cổ đã tìm được cách để định dạng ra hầu hết những lễ vật này, và ngay những cái tên của những nền văn hoá này đã gợi lên sự dồi dào của cải vào thời cổ xưa này. Những kẻ hiếu chiến Elamites, sống ở miền đông của giòng sông Tigris, mang một con sư tử để tượng trưng cho bản chất hung bạo của họ. Arachosians từ vùng Trung Á (Central Asia) dâng hiến lạc đà và những bộ lông thú đắc giá. Armenians với một con ngựa và một cái bình với kiến trúc tinh vi sắc sảo. Ethopians với một con hưu cao cổ và một cái ngà voi. Somalis với một con linh dương và một xe ngựa đua. Thracians với những cây lao và những tấm khiên; và Ionians với những ống vải và dĩa kiểu đồ gốm. Người Ả-Rập (Arabs) dẫn một con lạc đà, Assyrians dẫn một con bò đực, người Ấn Độ (Indians) dẫn một con lừa chất đầy với những rỗ rá đan thủ công. Tất cả những vật triều cống này được đặt trước mặt đấng Hoàng Đế của tất cả vị vua; môt quốc vương với sự ngự trị trên thế lực trãi dài lãnh thổ của Ba-Tư đến bờ ranh của thế giới được biết đến thời đó.

Nhiều quốc gia trong vùng Trung Đông là sản phẩm của nhân tạo. Những người thực dân Âu Châu đã vẽ những đường biên giới của quốc gia họ vào thế kỷ thứ 19 hay 20, thường thì với rất ít quan tâm đến phong tục và lịch sử địa phương, và những nhà lãnh đạo của họ phải chế ra những chuyện thần thoại kỳ dị lạ lùng để mang lại dân tộc tính cho quốc dân của họ. Nhưng đối với Ba-tư thì ngược lại. Đây là một trong những quốc gia lâu đời nhất trên thế giới, người thừa kế của những phong tục tập quán xa xôi đến cả nhiều ngàn năm, đến thời kỳ mà những người chinh phục kéo dài quyền trị vì của họ xuyên lục địa; thi sĩ và nghệ sĩ đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật với vẽ đẹp thanh nhã; và một trong những tục lệ, nghi thức tôn giáo dị biệt trên thế giới đã mọc rễ và đâm bông. Ngay cả trong thời cận đại, khi đã bị đánh dấu bởi những giai đoạn dài với tình trạng vô chính phủ, đàn áp, bất công, và chịu đựng, người Ba-Tư vẫn có niềm cảm hứng nồng nhiệt tạo nên bởi những di sản dân tộc của họ.

Nhiều yếu tố luân lưu trong dòng lịch sử Ba-Tư và mang đến sự thành hình của nó ngày nay. Một là sự ra sức liên tục (và thường là vô hiệu quả) trong việc tìm một giãi pháp tổng hợp giữa Hồi Giáo - tôn giáo mà đã được đặt lên bởi những người chinh phục Ả-Rập - và những phong tục cổ truyền phong phú trước thời Hồi Giáo. Một yếu tố khác, do được kích động bởi phong tục Hồi Giáo Shiite mà phần đông người Ba-Tư tin theo, là sự khát khao có được một cấp lãnh đạo công bằng chính đáng (mà họ được hưởng vô cùng ít ỏi). Yếu tố thứ ba, cũng do sự mài dùi niềm tin tưởng theo giáo phái Shiites, là một cách nhìn bi thảm về cuộc sống với nguồn gốc của tri giác là sự hy sinh vì tôn giáo và vì sự đau khổ chung của cộng đồng. Và yếu tố cuối cùng là, vì từ thời thượng cổ đến nay Ba-Tư luôn là một mục tiêu cho những nước ngoại xâm, nạn nhân của một vị trí địa lý trấn đóng trên một trong những con đường thông thương lớn nhất trên thế giới, và cùng lúc nằm trên một đại dương dầu hoả. Đó là những lý do làm cho họ phải luôn vùng vẫy tranh đấu để sống còn với những cường quốc ngoại bang luôn trong tình thế uy hiếp và chiếm đóng họ. Tất cả những trạng thái căng thẳng này đã cùng nhau kết hợp vào giữa thế kỷ thứ 20, tạo dựng và rồi sau đó triệt tiêu một nhân vật vĩ đại: Mohammad Mossadegh.

Những người di trú từ Trung Á và tiểu lục địa Ấn Độ đã bắt đầu đặt chân đến vùng đất mà bây giờ gọi là Ba-Tư vào khoảng bốn ngàn năm về trước. Họ bị đẩy đi bởi sự phối hợp giữa cái cạn kiệt nguồn tài nguyên và những cướp bóc của các bộ lạc hung tàn từ miền bắc và đông. Giữa trong đám người tránh nạn này là dân Aryans, và từ đó mà tên Iran (Ba-Tư) đã thành hình. Hoàng Đế Cyrus là người đầu tiên đoàn kết những đám dân di trú này. Ông là một trong những nhân vật của lịch sử có thiên tài nhìn xa thấy rộng, và là một nhân vật đầu tiên mang đến ý tưởng đặt một đế quốc trên vùng lãnh thổ mà được biết đến là Pars (sau này là Fars).

Sau khi lên nắm quyền hành vào năm 559 B.C., Cyrus khởi đầu một chiến dịch mà kết quả là tất cả những nhà lãnh đạo trên vùng cao nguyên mênh mông của Ba-Tư đều được đặt dưới sự thống trị của chính ông. Vài nơi ông ta đã chinh phục, nhưng đa phần là ông ta đã thắng bằng cách thuyết phục và những thỏa hiệp. Ngày nay, không những ông được nhớ đến với những cuộc chinh phục lừng lẩy, nhưng cùng với lối xử sự hòa nhã với những thần dân chư hầu dưới quyền thống trị của ông. Ông ta sâu sắc hiểu rằng, đó là cách chắc chăn nhất để xây dựng một đế quốc, hơn với những cách bạo động như đàn áp, khủng bố, và tàn sát.

Vào năm 547, Cyrus đã tiến quân vào Asia Minor (cũng biết đến với tên Anatolia, một bán đảo miền tây Á Châu nằm giữa Hắc Hải – Black Sea – và biển Mediterranean) và bắt chiếm thủ đô uy nghi Lydian của Sardis. Bảy năm sau đó, ông khuất phục quyền lực còn lại trong khu vực, Babylon. Qua những thập niên tiếp theo, ông và những người nối ngôi ông đã mang lại nhiều chiến thắng, gồm cả một trận bởi Xerxes mà Macedon, Thermopylae, và Athens đã bị chiếm giữ bởi một đoàn quân 180,000 binh sĩ, một đoàn quân với quy mô lớn hơn xa tất cả các đoàn quân mà Âu Châu đã thấy từ trước đến thời điểm này. Triều đại này được biết đến với tên Achaemenians, đã xây dựng một đế quốc vĩ đại nhất trong thời đại của nó. Đến 500 B.C. nó đã ôm vòng miền tây Mediterranean từ Hy Lạp (Greece) xuyên qua Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) hiện đại, Lebanon, Do Thái, Ai Cập, Lybia và kéo dài phương đông qua Caucasus đến những cỏi bờ của Indus. Cyrus gọi nó là Persia vì nó đã nảy nở từ căn cứ của ông ta ở Pars.

Những hoàng đế Achaemenians nỗi tiếng là khoan dung và sẵn sàng đón nhận mọi đường lối dẫn đến sự sống, cùng các quan điểm chính trị. Bản tính đó đã phát sinh từ một phần do mối liên hệ của họ với đạo lý Zoroastrian; một đạo lý buộc tất cả mỗi con người đều mang một trách nhiệm thiêng liêng là phải dốc sức tiến đến thiết lập luật pháp xã hội công bằng trên toàn cầu. Zoroastrians tin nhân loại đang bị khóa chặt trong một sự đấu tranh triền miên giữa thiện và ác. Đạo lý của họ đã được cho là tôn giáo khám phá đầu tiên thuyết pháp về việc con người phải đối diện với sự xét xử sau khi chết, và mỗi linh hồn sẽ phải mãi mãi ở thiên đàng hay địa ngục. Theo nhận xét của nó, Thượng Đế sẽ xét xử theo cách sống của mỗi người, đo lường bằng những ý nghĩ, những ngôn từ, và những hành vi của họ. Nhà tiên tri Zoroaster, sau này được biết bởi người Âu Châu với cái tên Zarathustra, đã sống vào khoảng thời gian giữa thế kỹ thứ 10 và 11 B.C. trong khu vực mà hiện nay là miền bắc của Ba-Tư, đã thuyết pháp điều tín ngưỡng này sau khi tiếp nhận một loạt những điềm báo tiên tri. Chủ nghĩa Zoroastrianism đã có ảnh hưởng sâu sắc trong nền lịch sử Ba-Tư, không chỉ vì Cyrus đã dùng nó trong những chiến dịch thành công táo bạo cho việc xây dựng đế quốc, mà còn bởi vì nó đã chiếm trọn vẹn trái tim của những người tin tưởng vào nó qua một đoạn thời gian dài trong nhiều thế kỷ.

Tôn giáo Zoroastrian dẫn dạy người Ba-Tư là mỗi công dân đều mang một trọng trách phải soi sáng cấp lãnh đạo; và bổn phận của kẻ thần dân không chỉ đơn thuần là tuân theo lệnh của các đấng vua chúa, mà còn phải nỗi dậy chống lại những vị vua chúa ác độc hay những bạo chúa. Những nhà lãnh đạo được xem như là những đấng đại diện cho Thượng Đế trên đời phàm tục, nhưng họ chỉ đáng được trung thành khi họ có được farr, đó một loại phúc lành thiêng liêng mà họ chỉ có được qua phương cách làm việc hợp đạo đức và luân lý. Để tụng niệm cho phúc lành này, hằng bao nhiêu thế hệ của những người lãnh đạo Ba-Tư đã viếng những đền đài của tôn giáo Zoroastrian, nơi mà những ngọn lửa thiêng được đốt liên tục để tượng trưng cho sự quan trọng của luôn luôn thận trọng cảnh giác chống lại bất công, và những việc trái với đạo lý luân thường.

Cyrus và những vì vua khác trong dòng tộc của ông đã thắt chặt đế quốc của họ lại với đường xá, cầu cống, một loại tiền đồng nhất, một phương pháp thu thuế hiệu quả, và một dịch vụ bưu tín đường xa đầu tiên trên thế giới. Nhưng cuối cùng và chắc hẳn không tránh khỏi, dòng thuỷ triều của lịch sử đã xoay ngược chống lại họ. Đế quốc của họ đã bắt đầu bị lung lay sau khi Darius, người lãnh đạo vĩ đại cuối cùng của Ba-Tư, đã thua trong trận chiến sống còn “Battle of Marathon” ( Trận Chiến Marathon) vào năm 490 B.C. Người đưa ra đòn kết liểu này, không ai hơn được, là kẻ chinh phục Alexander, người đã tiến vào Ba-Tư năm 334 B.C., mà trong một cơn thịnh nộ đã cướp phá và phóng hỏa Persepolis.

Trong mười thế kỷ sau đó, qua những giai đoạn thống trị bởi ba triều đại, dân Ba-Tư đã nuôi dưỡng và tăng đậm thêm những cảm nghĩ sâu sắc của họ về niềm tự hào và tính cao thượng. Họ tăng trưởng thịnh vượng bằng hội nhập đồng hoá với những ảnh hưởng từ các vùng đất chung quanh họ, đặc biệt là từ Hy Lạp, Ai Cập, và Ấn Độ. Họ đã nắn tạo lại những ý tưởng này trong khuôn khổ của niềm tin Zoroastrian trong riêng dân tộc họ. Vào thế kỷ thứ 3 A.D, họ đã bắt đầu trở lại trên đỉnh cao hùng mạnh của thế giới với một phạm vi rộng lớn để có thể nhớ đến thời huy hoàng của các hoàng đế trước, bắt chiếm Antioch, Jerusalem và Alexandria, rồi tiến chiếm những bức tường thành của Constantinople. Vào năm 626, quân đội Ba-Tư đã chịu thua ngược lại dưới tay người Byzantines, nhưng cuộc chiến bại vĩ đại vẫn chưa đến. Một vài năm sau, một đội quân đã trỗi dậy từ vùng bán đảo cằn cổi Ả Rập và họ đã quay sang nước Ba-Tư. Những người Ả Rập này đã đến không chỉ võ trang với những vũ khí thường lệ của chiến tranh, mà còn với một tôn giáo mới lạ, đạo Hồi Giáo.

Cuộc xâm lăng bởi những người Ả Rập, mà đối với những người dân trí thức Ba-Tư đã xem họ không hơn là một lũ người man rợ, đã là một điểm quyết định thay đổi chiều hướng của lịch sử quốc gia Ba-Tư. Định mệnh của Ba-Tư đã đi song song với nhiều đế quốc. Quân lực của họ đã bị hao mòn bởi những cuộc trường chinh, và những người lãnh đạo của họ đã bị trượt ra khỏi cái mà những đạo sĩ Zoroastrian gọi là vương quốc của ánh sáng, mà đang đi vào cái bóng tối u ám, và những đạo sĩ này đã từ bỏ những công cuộc giảng đạo trong dân chúng. Người dân ngã vào nghèo khó vì chính quyền tham lam đặt ra những thuế má không ngừng tăng. Hành động bạo quyền chuyên chế đã xé tan hợp đồng giữa xã hội và kẻ thống trị và định luật bởi học thuyết chủ nghĩa Zoroastrian nắm giữ cái nền tảng của đời sống nề nếp có tổ chức. Dựa trên những tiêu chuẩn cho cả chính trị lẫn tôn giáo, triều đại cuối cùng của thời đại tiền Hồi Giáo - triều đại Sassanians - đã hoàn toàn mất quyền thống trị. Theo lối suy xét một cách lạnh lùng của lịch sử thì nó phải bị hủy diệt bởi những người đang nỗi dậy với niềm tin bốc cháy mãnh liệt trong những cấp lãnh đạo của họ, trong những chính nghĩa của họ, và trong những đức tin của họ.

Quyền lực của Sassanian xoay vòng ở trung tâm Ctesiphon, một thủ đô giàu sang vương giã của Mesopotamia. Đây không phải là một thành phố với những hàng trụ trang nghiêm oai vệ như Persepolis, mà là một nơi được tắm trong những thừa mứa hoang phí quá độ. Cung điện của họ được trang trí với những sưu tập ngọc đá quý như trong truyện thần thoại đến khó tin, và được canh gác bởi những khối tượng bằng vàng và bạc đặc ruột. Điểm trọng tâm là ngôi đền tiếp kiến có nhiều phòng ốc của nhà vua, trong đó điểm đặc trưng là một tấm thảm lụa chín mươi bộ Anh vuông (90 square-foot ≈ 8.36 mét vuông) miêu tả một vườn hoa, biểu tượng cho sự giàu sang và uy quyền của đế quốc này. Những viên hồng ngọc, những viên ngọc trai, và những viên kim cương đã được thêu vào với chỉ bằng vàng. Khi những người chinh phục Ả Rập tấn chiếm Ctesiphon vào năm 638, họ đã cướp phá cung điện và gửi tấm thảm lụa này về Mecca. Ở đây, những người lãnh đạo Hồi Giáo đã ra lệnh cắt nó thành nhiều mãnh để chứng tỏ cái lòng kinh miệt của họ đối với những cái giàu sang trên hạ giới. Họ đã hủy diệt vô số di vật bảo tàng, gồm cả nguyên thư viện hoàng gia. Trong một bài than van ai oán bi thảm của nhà thi sĩ Ferdowsi, người Ba-Tư vào thế ký thứ mười, đã rên rỉ: “Nguyền rủa thế giới này, nguyền rủa thời đại này, nguyền rủa định mệnh này… Những kẻ mọi rợ Ả Rập đã đến và bắt buộc tôi phải trở thành người Hồi Giáo!”

Sau đó cũng trong bản thiên sử thi này, bài Shahnameh, một bài dài hơn gấp bốn lần bài Iliad và tốn mất ba mươi lăm năm để sáng tác, Ferdowsi miêu tả một cách linh động về ông Rustam, người chỉ huy Ba-Tư khi bị bại trận đã rên rỉ với những tai họa ông đã nhìn thấy trước:


“Ôi! Ba-Tư! Những vì vua đã tô điểm cho đất nước
Với công lý, công bằng, và tính hào phóng, những người đã tuyên dương đất nước,
Với phù hoa tráng lệ và những rực rỡ huy hoàng, đã đi đâu?
Từ ngày mà những kẻ mọi rợ, dã man, thô lỗ
Bedouin Ả Rập đem bán con gái của vua trên hè phố
Và trong những chợ bán bò
Đất nước đã không thấy được một ngày có ánh sáng,
Và phải mãi nằm trong cảnh tối tăm mù mịt.”



Vào thời điểm cuộc chinh phục của người Ả Rập, người dân Ba-Tư đã có nhiều kinh nghiệm với phương cách hòa hợp theo những văn hóa ngoại quốc, và khi nào họ làm thế, họ lại uốn nắn những văn hóa này theo ý họ, và nhận lấy điều này trong lúc kháng cự lại điều kia. Thế nên đến khi họ bị buộc phải theo đạo Hồi Giáo, họ không có sự lựa chọn mà phải chấp nhận ông Mohammad là đấng tiên tri của Thượng Đế, và cuốn kinh Koran là những từ ngữ từ Thượng Đế. Nhưng qua một thời gian của vài thế kỷ, họ đặt ra kiểu giải thích đạo Hồi Giáo một cách khác lạ với những người Ả Rập xâm chiếm lãnh thổ họ. Cách giãi thích này, gọi là Shiism, dựa trên một đặc điểm đọc trong lịch sử của đạo Hồi Giáo, và nó có một cách ảnh hưởng tài tình về cách dùng đạo Hồi Giáo để củng cố những niềm tin tưởng của Ba-Tư từ ngàn xưa.

Vào khoảng 90 phần trăm dân số của một tỷ người đạo Hồi trên thế giới ngày nay là theo phong tục truyền thống Sunni. Trong những số còn lại, đa phần là người Shiites, và đa số họ là người Ba-Tư. Sự chia rẽ của hai nhóm này bắt đầu từ cách suy diễn khác nhau về ai đáng được nối ngôi nhà tiên tri Mohammad sau khi ông ta từ trần vào năm 632, trong tư cách giáo chủ tối cao (caliph), hay là người lãnh đạo của thế giới Hồi Giáo. Những người Shiites thì tin rằng, người hợp pháp được nối ngôi là Ali, một người anh em họ của ông Mohammad mà ông ta đã nuôi nấng từ nhỏ, và cũng đã cưới một trong những cô con gái của ông ta. Ali là một trong những người ông Mohammad đã đọc những lời tiên tri thiên khải cho chép xuống mà sau này trở thành cuốn kinh thánh Koran, và chính Ali cũng đã một lần nằm ngũ trong giường ông Mohammad làm con mồi để phá vỡ một cuộc mưu toan ám sát ông Mohammad. Nhưng một người khác đã được chọn làm giáo chủ, và không lâu sau đó ông Ali đã nằm trong tư thế đối lập. Ông ta chỉ trích tổ chức tôn giáo đang mưu cầu đeo đuổi theo uy quyền trên thế gian trần tục, và làm loãng đi sự tinh khiết của những di sản về tâm linh. Sự bất mãn về kinh tế đã kéo nhiều người theo phe ông, và cuối cùng sự xung đột đã mang đến bạo động.

Ali đã bị bỏ qua thêm hai lần nữa khi những người giáo chủ sau chết, và ông ta đã hiến thân mình trong việc giảng dạy một chủ thuyết của tôn thờ đạo giáo và công lý xã hội mà đã mang đến cho ông rất nhiều người theo, đặc biệt là những người trong hạ tầng giai cấp. Cuối cùng ông đã thắng được ngôi vị giáo chủ tối cao vào năm 656, nhưng cuộc xung đột chỉ tăng thêm cường độ, và trong vòng ngắn hơn 5 năm sau đó, ông đã bị ám sát trong lúc đang cầu nguyện ở một ngôi đền thờ ở Kufa. Đó là một làng đồn trú quân Mesopotamian đang như một vạc dầu sôi bỏng với nhiều mối xung đột tôn giáo. Theo truyền thuyết, ông ta biết là mình sẽ bị ám sát ngày hôm đó, nhưng nhất quyết không chạy trốn vì “không ai có thể chặn đứng sự chết”. Sau khi bị đâm, ông đã la lên, “Ô! Thượng Đế ơi, con quá được may mắn!”

Chiếc áo choàng chống đối sau đó được trao cho con của Ali, ông Hussein, người đã bị giết chết trong khi dẫn bảy mươi hai người tông đồ chống chọi lại với một quân đội cả vài ngàn trong một cuộc nỗi dậy kháng chiến trong tuyệt vọng ở Karbala vào năm 680. Sau đó, nhất quyết phải ém nhẹm truyền thuyết về Hussein, những nhân vật trong chính quyền đã ra lệnh bắt giết hầu hết người trong gia đình của ông. Thi thể của ông đã bị giày xéo trong bùn lầy và thủ cấp của ông đã được đưa về Damacus, nơi mà những người Shiites tin rằng nó vẫn tiếp tục tụng kinh Koran ngay trong lúc đấng giáo chủ đập nó với một cây roi. Tiếp tục kể về truyền thuyết này và những truyềnt thuyết khác về ông Hussein, “chúa tể của tất cả liệt sĩ chết vì đạo”, là sự kích thích cực điểm của những cảm xúc mãnh liệt lan tỏa ra Qom và những thành phố thiêng liêng trong nước Ba-Tư, vào ngày giỗ của ông hằng năm.

Sự nắm lấy cái chết trong một sứ mệnh thiêng liêng của tôn giáo, đã thành hình một tâm linh chung cho người dân Ba-Tư. Đến viếng thăm Qom trong thời điểm để tang tưởng nhớ cái chết vì đạo của ông Ali và Hussein, là phải bị quay cuồng trong những làn sóng cảm xúc quá mãnh liệt mà người ngoài khó hiểu được. Những đám rước diễn hành với đàn ông và con trai trong những y phục màu đen di chuyển chậm từng bước, như đang trong thế giới xuất thần, dẫn đến trước cổng của ngôi đền thờ chính. Trong lúc này, họ cùng nhau tụng những câu thơ điếu táng rền rỉ với những lời bi thảm ai oán, và họ tự quất mình với những roi có bịt đầu sắt cho đến khi vai và lưng họ chảy máu thành dòng. Trước những cửa hàng của các đền đài, những ông cố đạo nhắc lại câu chuyện bi thãm này với một cảm xúc mà không lâu sau khi họ bắt đầu, những tín đồ đã ngã nằm sóng xoãi với nỗi thương tiếc, khóc lóc không nén được, như là một chuyện bi kịch đau khổ tuyệt cùng của cá nhân họ, đã đè ép nát họ. Cái khung cảnh xác thật đầy ngoạn mục này chứng tỏ cho sự thành công của người Ba-Tư Shiites trong việc thành hình nền tảng giáo lý trong phong tục cổ truyền Hồi Giáo, nhưng hoàn toàn riêng biệt theo phong tục lề lối địa phương.

Người Sunnis không xem hai cái chết bất đắc kỳ tử của ông Ali và Hussein là quá quan trọng; nhưng đối với người Shiites, những người mang danh từ thành ngữ Shi’at-Ali, hay là “Những tín đồ của Ali”, đó là những sự kiện tai biến vô cùng vĩ đại. Đối với họ, ông Ali và Hussein biểu tượng cho cả hai sự huyền bí tâm linh đặc trưng của đạo Hồi Giáo nguyên thủy, và đời sống tự nguyện hy sinh mà một tín đồ Hồi Giáo thuần khiết buộc phải noi theo. Theo lối nhìn này, nắn tạo bởi truyền thống Zoroastrian, cả hai người anh hùng đã chống lại một tổ chức quyền lực đã trở thành thối nát đồi bại, và vì thế đã mất hết farr. Họ tin tưởng họ đã hy sinh, như một kẻ ngoan đạo phải làm, trên bàn thờ của điều ác và tội lỗi. Bằng cách làm như thế, họ đã đi theo đường lối mà đến nay vẫn còn nắn tạo ý thức của người dân Ba-Tư. Họ đã truyền lại cho người Shiites đời sau một truyền thuyết của tôn giáo với bầu nhiệt huyết và một sự bằng lòng; ngay cả sự hăng hái tóm lấy cái chết vì đạo ở trong tay những kẻ thù của Thượng Đế. Ông Ali vẫn tồn tại là một linh hồn hoàn hảo nhất và một người lãnh đạo sáng suốt nhất đã từng sống trên thế gian, ngoại trừ chính đấng tiên tri. Những tín đồ Shiites vẫn còn mãi mê nghiên cứu và nghiền ngẫm những bài thuyết giảng của ông và học thuộc lòng hàng ngàn câu tục ngữ, cách ngôn ông ta đã lưu lại. Ông Hussein là hiện thân của hy sinh cá nhân, một định mệnh không thể tránh được cho tât cả những ai thật lòng yêu thương Hồi Giáo và nhân loại. Sự việc tử đạo của ông ta đã được cho là có nhiều ý nghĩa đại đồng hơn là của ông Ali vì nó đã được hành xử bởi nhiều binh lính chính phủ, chứ không chỉ vì một người cuồng tín đơn độc. Nắm được cái sâu sắc của những nỗi khổ hình và hy sinh này là rất cần thiết trong tiến trình thông hiểu về một nước Ba-Tư hiện đại.

Người Shiites Ba-Tư xem ông Ali phải là người đầu tiên trong mười hai giáo chủ (imams) hợp thức được kế vị sau ông Mohammad. Vị giáo chủ thứ 12 còn là một thiếu niên khi ông ta đi vào cõi huyền bí, xa rời với thế giới hiện hửu, nhưng vẫn nhận biết những chịu đựng khốn khổ của thế giới này. Theo những tin đồ Ba-Tư, ông ta vẫn còn rõ ràng sống thật. Họ sùng kính ông như Giáo Chủ Thứ 12, thường được gọi là Giáo Chủ Ẩn Kín hay là Giáo Chủ của Thời Đại, và nhiều người tụng niệm mỗi ngày cho sự trở lại của ông ta. Khi ông trở lại, ông sẽ là Mahdi, hay là vị cứu tinh, người sẽ sửa hết điều sai thành lẽ phải và đưa vào một thời đại của nền công lý hoàn hảo. Cho đến lúc đó, những người lãnh đạo trần tục phải tích cực noi gương trí sáng suốt và tính đạo đức của ông ta. Khi họ thất bại trong việc làm này, là họ đã giày xéo lên không chỉ nhân quyền mà còn đến ý muốn của Thượng Đế.

“Đấng Giáo Chủ xem xét tất cả nội tâm của con người và cùng chia sẻ với tâm hồn và linh hồn của mọi người mặc dầu ông ta không thấy được với mắt trần,” nhà học giã Shiite của thế kỹ thứ 20, Allamah Tabatabai đã viết. “Sự hiện hửu của ông ta là luôn cần thiết, ngay cả khi chưa đến lúc để ông ta phải xuất hiện bên ngoài và sự thiết dựng toàn cầu ông ta sẽ mang đến.”

Cái truyền thống thâm sâu này đã đưa tâm linh của người Shiites Ba-Tư vượt qua cái mức học thuyết chủ nghĩa thông thường, đến cái mà nhà nhân loại học Michael M. J. Fischer đã gọi là “một bi kịch của đức tin.” Họ tôn sùng ông Mohammad, nhưng theo bản năng phản xạ, họ lại tập trung chú ý đến ông Ali và Hussein nhiều hơn xa. Họ ôm chặt lấy cái mà Fisher gọi là “một truyền thuyết trãi rộng bao gồm tất cả lịch sử, vũ trụ luận, và vấn đề nhân sinh” và củng cố nó với “những phong tục lễ nghi hay nghi thức hành xác để biểu hiện truyền thuyết này và duy trì mức cảm xúc cao độ đã được tích lũy.” Ông Ali và Hussein đã cho các tín đồ một mô hình kiểu mẫu để không phải chỉ biết nên sống thế nào mà còn là nên chết thế nào.

Sau khi ông Ali và Hussein đã từ trần vào thế kỷ thứ 7, đế quốc Ả Rập đã lên đến đỉnh cao quyền lực và rồi bắt đầu xuống dốc. Những người Ả Rập đã chinh phục Ba-Tư, lần lần hòa nhập vào đám dân số ô hợp đang hiện hửu. Trong lúc uy quyền của Ả Rập đang yếu dần, thì của người Shiites bắt đầu tăng lên, một phần là vì những cảnh báo họ đã có về tham nhũng của những triều đại trên trần tục đã được gầy dựng bởi sự quá độ từ những kẻ xâm lăng Seljuk Turks, và sự dã man của rợ Mông Cổ Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn) đã tàn phá cướp bóc Ba-Tư vào những năm của cuộc xâm lăng họ mang lại vào năm 1220. Khi uy quyền của người Mông Cổ bắt đấu suy yếu, quyền hành đã được chuyển giao cho triều đại Safavid, những nhà kháng chiến dựa trên đức tin của tôn giáo Shiite. Nhà lãnh đạo của dòng họ Safavid là Ismail, một người kháng chiến quân Shiite đã đưa những chiến sĩ của ông ta vào trận địa trong lúc la hét: “Chúng tôi là đệ tử của đấng giáo chủ Hussein, và đây là sự bắt đầu cho một kỷ nguyên mới của chúng tôi! Chúng tôi đồng nguyện làm nô lệ cho Đấng Giáo Chủ! Tên của chúng tôi là Cuồng Tín (Zealot) và danh hiệu của chúng tôi là Liệt Sĩ Chết Vì Đạo (Martyr)!”

Sau một loạt chiến thắng với sự trợ giúp của những người Shiites, và họ đã túa đến từng đàn bên ông từ những vùng đất khác, Ismail tự tuyên bố chính mình là vua (shah) vào năm 1501. Hành động đầu tiên của ông ta sau khi lên ngôi vua là công bố đạo Shiism là tôn giáo chính thức của quốc gia. Một bức tiểu họa danh tiếng đã vẽ cảnh này với một dòng chú thích như sau: “Vào ngày thứ Sáu, ông vua vừa tấn phong đã đi đến ngôi đền thờ Tabriz của hội giáo và ra lệnh cho vị giáo sĩ trù trì (một nhân vật chức sắc cao quý Shiite) leo lên bục giảng kinh. Sau đó chính nhà vua đã tiến lên đứng trước bục này và rút thanh kiếm Chúa Tể của Thời Gian (the Lord of Time), mong ước sự an lành sẽ đến với ông ta, và đứng đó như một ánh mặt trời chói chang.”

Đây không phải chỉ là một hành động đơn giãn về đạo giáo, mà đó là một hành động quan trọng nhất trong bước tiến đến tạo thành một quốc gia Ba-Tư. Ismail đã dùng tôn giáo Shiism để trợ giúp ông xây dựng một đế quốc chỉ trong vòng mười năm từ khi ông lên ngôi mà không những chỉ bao gồm phần lớn nước Ba-Tư hiện tại mà còn kéo dài từ Trung Á đến Baghdad và từ vùng băng giá Caucasus đến địa phận cát sa mạc của Vịnh Ba-Tư. Trong thời thống trị của Ismail, nước Ba-Tư hiện tại đã không chỉ phát triễn về phương diện chính trị mà còn cả đến phương diện tâm linh. Dân tộc Ba-Tư đã cùng gắn bó với nhau bởi một địa lý luôn luân chuyển, một ngôn ngữ, và một bộ truyền thuyết của những hào hùng vinh quang từ xa xưa; nhưng không có một cái gút dây nào trói chặt họ bằng sự hăng hái thống nhất cho một tôn giáo Shiism. Trong cái hân hoan ôm lấy tôn giáo này, người Ba-Tư đã chấp nhận đạo Hồi Giáo, nhưng họ không theo phương cách của những kẻ xâm lăng Ả Rập Sunni đã mong muốn. Họ đã chống đối trong lúc tỏ vẻ là đã chịu phục tùng.

Quan trọng nhất có thể là những người Ba-Tư này đã tìm ra một tổ chức, một thể chế mà cuối cùng đã trả tự do cho họ từ những quyền hành chính quyền, ít nhất là trong tâm linh họ. Ismail và những nhà lãnh đạo Safavid nối tiếp sau đó đều nghĩ rằng họ có thể kiểm soát đạo Shiism, và trong thời gian hai trăm năm kế tiếp họ đã làm được việc này. Nhưng trong sự hoà hợp giữa Shiism và Zoroastrianism, là niềm tin những người trị vì chỉ được ở ngôi vị đó khi mà họ sáng suốt và vì dân. Cuối cùng, niềm tin này đã đưa đa số quần chúng Shiite và những nối kết với các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ, quyền lực chính trị và bầu nhiệt huyết, đã mang đến sự sụp đỗ của những chế độ tạm thời này.

Đến lúc ông Ismail lên nắm quyền, dân tộc Ba-Tư đã đạt đến đỉnh cao của một nền văn hóa. Mới vào đầu thế kỷ thứ 9 là những nhà trí thức của họ đã làm những chuyến viễn du xuyên qua thế giới của Hồi Giáo, tìm kiếm những nhà triết học uyên bác nhất, và những nhà khoa học gia thông thái nhất, để rồi họ phiên dịch và nghiên cứu những luận đề, những tác phẩm của các bậc uyên thâm như Plato, Aristotle, Archimedes, Euclid, Ptolemy, và những nhà tư tưởng khác của Hy Lạp. Các tay thợ thủ công đã có những bước tiến vọt ngoạn mục trong lãnh hạt kiến trúc và nghệ thuật đồ gốm. Những chuyên gia thủ công lập ra những phong cách nghệ thuật, tuy là bắt chước nhưng không bao giờ sánh bằng được, ngay cả chính các tay tổ từ Constantinople đến những vùng thảo nguyên của Trung Á cũng không bằng. Những nhà thi sĩ có sức thu hút quyến rũ mê say, đã soạn thảo những áng văn đầy mê ly và cảm xúc mà cho đến nay vẫn còn được truyền tụng trên thế giới. Phần đông trong đám người này, như nhà thi sĩ huyền bí thế kỷ thứ 13, Jelaluddin Rumi, chối bỏ hết những gì có tính chất chính thống:


Ta không theo một tôn giáo hay giáo điều tín ngưỡng nào hết,
Cũng không phải người phương Đông hay phương Tây,
Hồi Giáo hay vô thần,
Zoroastrian, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo hay Tà Giáo,
Ta không phải đến từ đất liền hay từ biển đại dương,
Cũng không thuộc giòng liên hệ cỏi dương hay cỏi âm,
Đã không sinh ra gần đây hay một nơi chốn xa xôi,
Không phải sống trên thiên đường hay hạ giới,
Tự cho là không thành hình từ Adam hay Eve hay những thiên thần
trên thượng giới.
Ta vượt qua cả thân thể này và linh hồn này.
Tổ ấm của ta ngoài tầm địa điểm và địa danh.
Nó nằm trong yêu thương, trong một không gian xa ngoài không gian.
Ta hân hoan ôm chặt lấy tất cả, và ta là một phần của tất cả.


Những thành tựu văn hóa này có nghĩa là dân tộc Ba-Tư cuối cùng đã đạt được sự thống nhất trong chính trị, và họ trong tư thế vững chải tiến vào thời đại mới với sự tự tin trong trí sáng tạo, cùng với sức mạnh chính trị và tâm linh của họ. Vị vua của triều đại Safavid đã gây cảm hứng cho họ để tạo nên những thành đạt vĩ đại nhất của họ như một dân tộc, là vua Abbas Shah, người mà đến nay vẫn còn được truyền tụng là một vị anh hùng dân tộc. Ông đã trị vì trên ngôi vàng trên bốn mươi năm, từ năm 1588 đến năm 1629. Sự thành công trong việc thống nhất dân tộc và mang đến một cảm giác cùng chung định mệnh cho cả toàn dân, ít nhất là thâm sâu ngang bằng với sự thành công của những cấp lãnh đạo đương thời như Hoàng Hậu Elizabeth I của Anh Quốc và Hoàng Đế Philip II của Tây Ban Nha. Ông đã cho xây dựng những đường xá mà theo đó đã mang những thương gia Âu Châu vào các thành phố Ba-Tư, và đồng thời thiết lập những cơ xưởng sản xuất lụa, đồ gốm, và những sản phẩm dễ buôn bán được ưa chuộng bởi những thương gia này. Bộ máy quan liêu của ông đã thu thuế, thi hành luật pháp, và tổ chức đời sống cộng đồng mà chưa bao giờ được thành lập kể từ thời đại của Cyrus và Darius vào hai ngàn năm trước đây.

Ông Abbas đúng với nguyên mẫu của những người cai trị Ba-Tư không chỉ vì ông ta tự cống hiến đời mình để mang đến một thế giới tốt đẹp nhất vào vương quốc của ông ta; mà ông ta còn tính chất đặc trưng tiêu biểu là áp dụng lối chuyên chế ác nghiệt và cấm chỉ tất cả các hành vi chống đối chính thể chuyên chế của mình. Tra tấn và xử tử hình là chuyện tầm thường trong thời gian ông ngự trị. Ông đã bắt giam những người con trai của ông trong cung điện hoàng gia hàng nhiều năm trời, cho phép họ được hưởng lạc thú ân ái với những cung tần mỹ nữ nhưng không chấp nhận cho họ được giáo dục và đào tạo để chuẩn bị cho họ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai – hay là, vì ông ta lo sợ, họ phản kháng lại lối cai trị của ông ta. Ông Abbas đã ám sát người con trai trưởng và hai người con thứ, hai người anh em ruột của ông, và cho làm mù mắt cha của mình.

Di sản vĩ đại nhất mà ông Abbas đã để lại cho hậu thế là thủ đô huy hoàng rực rở, Isfahan, nơi mà ông đã biến đổi thành một trong những thành phố tráng lệ nhất trên thế giới. Cho đến ngày hôm nay, những nóc điện vươn vút cao, những ngôi biệt thự hoàng gia cầu kỳ phức tạp, và những điện thờ phượng tụng kinh với những viên gạch trạm trỗ nguy nga tuyệt vời, mang đến nỗi kinh ngạc và cảm phục cho những ai vào thăm viếng. Đúng như nhiều thế hệ của người dân Ba-Tư đã tin tưởng: Isfahan nesf-i-jahan (Isfahan là một nữa thế giới). Abbas đã mang về những tay thợ thủ công điêu luyện Armenian để giúp ông ta xây dựng thành phố này, những thưong gia Dutch để khuếch trương tầm với của nền thương mại và chợ búa, và những nhà ngoại giao từ quanh thế giới để mang lại bầu không khí của một thành phố quốc tế. Nữa triệu người đã sống ở đó, và chỉ một vài thành phố trên thế giới có thể tranh đua với sự hùng vĩ, tráng lệ của nó. Thế nhưng, Isfahan đã không chỉ trở thành biểu tượng sáng chói của Ba-Tư, mà còn là những khía cạnh đen tối dưới ách thống trị của ông Abbas.

“Tất cả, từ những trang trí quá thừa mứa qua những đồ sứ trong những đền đài đến những hồ nước và những thảm bông hoa chung quanh những mái hiên hoàng gia, đều mang một dấu ấn của một nghệ thuật không chỉ có tính cách làm hài lòng, mà còn được đề cao cái sức mạnh và sự uy nghi của một vương quốc,” một nhà văn hiện đại đã viết. “Ở đây, chúng ta có thể thông hiểu sự kỳ dị khác thường lẫn lộn giữa cái tàn ác và chủ nghĩa tự do, cái man di mọi rợ và cái lịch thiệp cao sang, cái tráng lệ nguy nga và cái yêu thích nhục dục… đó là tất cả đã tạo dưng thành nền văn minh của người Ba-Tư (Persian).”

Biết được sự tàn bạo của Abbas Shah đối với những đứa con thừa kế ngai vàng của ông, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nước Ba-Tư đã rơi vào tình trạng xáo trộn sau cái chết của ông. Những nước láng giềng bắt đầu hăm he rình rập, và vào năm 1722 những bộ lạc A-Phú-Hãn (Afghan) đã xuống càn quét và giày xéo nước Ba-Tư không thương tiếc, ngay cả trong quyết định cướp phá chính thủ đô Isfahan. Sau cùng, những người A-Phú-Hãn này đã bị tống cổ ra khỏi Ba-Tư bởi người lãnh đạo vĩ đại cuối cùng trong lịch sử Ba-Tư, ông Nadir Shah. Ông ta là một người Sunni Thổ Nhỉ Kỳ (Turk), người đã hành quân tiến chiếm Đề Ly, Ấn Độ (Delhi, India). Một trong những báu vật mà ông ta đã cướp được từ đây là cái ghế Ngai Vàng Con Công với đầy những viên ngọc và đá quý đã được khảm vào một cách tinh vi. Ngai vàng này đã trở thành vật biểu tượng cho hoàng gia Ba-Tư. Ông Nadir đã bị ám sát năm 1747, và sau một thời gian đấu tranh dài dai dẳng gần 50 năm, một triều đại mới đã lên nắm quyền hành, triều đại Qajars.

Xuất xứ của Qajars là một bộ lạc người Thổ Nhỉ Kỳ (Turkic tribe) hùng cứ ở gần khu vực biển Caspian Sea, và họ đã thống trị nước Ba-Tư từ cuối thế kỷ thứ 18 đến năm 1925. Những người vua thối nát ăn đút lót và hối lộ, cùng với những đầu óc nhỏ nhen của họ, mang nặng trách nhiệm cho sự nghèo khổ và lạc hậu của nước Ba-Tư. Ngang bằng với tốc độ tiến triễn ồ ạt mau lẹ của thế giới tân tiến, nước Ba-Tư đã đình trệ và ứ đọng trong nền phát triễn văn minh của đất nước dưới quyền cai trị của triều đại Qajars.

“Trong một quốc gia quá lạc hậu về tiến trình hiến pháp, quá thiếu thốn cơ cấu thủ tục, đạo luật, quy chế và hiến chương, và quá vững chắc trong đường lối rập khuôn theo những tục lệ xa xưa thượng cổ của phương Đông; yếu tố cá nhân, như đã biết trước, là đa phần nằm trong tay người có ưu thế uy quyền và uy lực đăng tăng tiến,” nhà chính khách lão thành Lord Curzon đã viết vào khoảng cuối triều đại Qajar. “Chính phủ của Ba-Tư không là gì hết, ngoài một giai cấp áp dụng chuyên quyền độc đoán bởi một loạt phần tử nằm trong chế độ, với quy mô thang cấp từ cao xuống thấp, từ vua cho đến người trưởng làng của một xã nhỏ nhất.”

Nếu như nước Ba-Tư đã được cai trị bởi một chế độ hùng mạnh và sáng suốt, thì có thể họ đã đẩy lui được những tham vọng của những cường quốc ngoại xâm. Mặc dầu thế, áp lực cũng sẽ rất cao và căng thẳng trong mọi trường hợp. Địa lý đã đặt Ba-Tư vào sự cản trở của hai thế lực đế quốc lớn nhất thời kỳ đó, Anh Quốc và Nga. Khi người Anh nhìn vào nước Ba-Tư, họ thấy một quốc gia đang đứng chặn ngang giữa tuyến đường đến Ấn Độ, một thuộc địa giàu có nhất và quý giá nhất của họ. Còn phần người Nga, họ thấy đây là một cơ hội để được quyền kiểm soát một vùng đất rộng lớn, trống trãi ở biên giới miền nam của nước họ. Sự thật hiển nhiên là nước Ba-Tư đang bị cai trị bởi một quốc vương yếu kém và ích kỹ chỉ tự lo thân, lại càng thêm như trêu vào ý đồ của các đế quốc kia, mà cuối cùng là họ không kềm hãm được. Cả hai đã mau lẹ trám vào cái lỗ hổng quyền lực mà triều đại ngu muội Qajars đã lưu lại.

Những vua chúa của triều đại Qajar đã không có vẻ gì là lo lắng khi nhìn thấy Ba-Tư đang trôi dần vào vị thế nhược tiểu, chư hầu. Hoặc là nếu họ đã có nghĩ đến, thì họ đã quyết định lợi dụng những gì họ có thể làm được, trong một định mệnh được xem là không thể tránh khỏi. Trong một quyết định mà cuối cùng đã đưa ra sự cân nhắc sai lầm nhất, họ đã nghĩ là người dân Ba-Tư lúc nào cũng tuân theo lệnh của người cai trị đặt ra. Nhưng vì những lũng đoạn đồi bại của chính quyền họ, đặc biệt là sự sẳn sàng để cho nước Ba-Tư trợt vào vòng thống trị của những đế quốc ngoại bang, triều đại Qajars đã không còn đồng chí hướng với dân chúng Ba-Tư mà sau rốt là họ đã mất quyền cai trị, quyền farr của họ. Võ trang với nguyên tắc luân lý đạo đức Shiite, cái mà cho phép một người dân bình thường được quyền lật đổ chế độ một chính phủ chuyên quyền, và với những lý tưởng của một thế giới mới đang xuất hiện, dân chúng Ba-Tư đã nỗi dậy trong một lề lối mà tổ tiên ông cha của họ cũng chưa từng bao giờ có được. Những yêu sách của họ cũng đầy kinh ngạc như chính cuộc nỗi dậy đó: Chấm dứt sự thống trị bởi những cường quốc ngoại xâm, và phải có một nghị viện đại diện cho ý muốn quần chúng. Đây là một chương trình cấp tiến nhất từ xưa nay mà người dân Ba-Tư đã hồ hởi ôm ghì nắm chặt. Nó đã viết nên sự lật đổ triều đại Qajar và định nghĩa tất cả những dòng lịch sử tiếp nối của Iran.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

Random Thoughts on Iran's Democracy

By Alexander Le



Democracy is a way of life. Democracy is a method of solving problems within a sovereign nation. Democracy has to be desired and demanded by the people of a nation. Democracy can not be imposed on or forced upon any government, regime or sovereign nation.

Throughout the process of spreading democracy to the world, the U.S. and other western nations have made numerous dire mistakes on this effort with much ironies and complications. One such mistake, can not be ignored because of its devastating consequences have reverberated to today, is what had done in Iran. The U.S. and Britain with misguided efforts and policies imposed their brand of democracy on Iran via a coup d’état (Operation Ajax/Operation Boot) of Prime Minister Mossadegh in 1953; with one in the name of national security (the Soviet Union threat) and with the other in the name of national interest (Anglo-Iranian Oil Company), respectively.

Our current president is trying to undo past mistakes through unbound approaches, peaceful policies, and open dialogues. Iran always and has been blaming the U.S. and Great Britain for any political unrest in its nation, ever since that staged coup by the CIA and the British Secret Intelligence Service in deposing their only democratic elected and beloved Prime Minister Mossadegh. And, they have legitimate reasons to believe so at the current time. The fact is: no nation in the world ever formed a foreign policy toward Iran, without considerable thoughts of its oil and its strategic location for military and political purposes. President Obama is treading with great care over the course of these new internal conflicts of Iran, and his cautiousness is correctly taken so. The administration doesn’t want to present itself as interfering into Iran’s internal affairs, but on the same token, it also doesn’t want to be seen as lack of interest and leadership. The U.S. is in a sensitive period of relationship rebuilding and past wounds healing with state of Iran. Also, there is the delicate and most important issue of nuclear weapons threat; besides, the wars in Iraq and Afghanistan, the impossible agreements of Israel and Palestine, the stability of world oil supply, the waves of terrorism throughout the world, etc. Peace within the Middle East region (and effectively most of the globe) will be depended on the state of relationship between Iran and the western nations, particularly the U.S.

China is championed in advocating of the so called “democracy-in-stages”. China Prime Minister Deng Xiaoping reportedly told then Secretary of State Henry Kissinger and President Nixon on their first visit to China, back in 1973: Democracy is to be desired and it requires time to grow, just as a tree needs time to take roots. In due time, this tree will be firmed and grown strong without the need of daily attention, given favorable conditions.

Democracy in the U.S. did take over 230 years to grow and still growing with various difficulties along with adapting to the ever-changing society, demographics and problematic issues. The time of women couldn't vote and the time that blacks could not sit in the front of public transportation such as buses and trains are still very freshly remembered in our own mind and time.

Therefore… China, Iran and other non-democratic countries will grow their own brand of democracy at its own pace and on its own will. The U.S. brand of democracy can not be imposed on other nations, since each nation is with different culture, history and population. The U.S. was allowed to struggle and grow into its own brand of democracy, without any interference from other nations; the same can be and should be expected from the U.S. government for other nations around the globe.

The situation in Iran at the moment is a much delicate and complicated one with no real understanding from the west. The fact is, we have no expert authorities on Iran... at least, the current Iran with its Islamic regime versus its young population’s desires to break the mold in craving for a new democracy in the nation’s government. We have no diplomatic relation, no intelligence agents, and no pertinent apparatuses in this nation for over 30 years to really understand the current situation within, and to forecast future events to come.

To be successful at regime change and execution of coup d’état, the oppositionists have to own and have complete control over the crowds, the mobs, the demonstrators and command these groups at will; and the military has to be on their side. Radio, television, news print media, and internet social websites also have to be in favor of the cause or in control by the oppositional force. It has seemed that this is not completely the case here in recent Iranians uprising.

To have a successful change of regime, the change must be from the top down, in the case of most dictatorship governments. The Cold War had ended partly by the challenge of change from then-Premier Gorbachev. The successful change in the “open door” policy of China was enacted by Prime Minister Deng Xiaopeng even with various challenges from the opposition old hard-liners. And, such successes were realized because of support from the top down and the military. Tiananmen Square ill-fated outcome was caused by its change derived from the bottom up, without support from the top government officials and the key leaders of the military.

The policy of "Separation of State and Religion" always needs to be observed in any democratic government and society for the system to operate in a most effective manner. No country can rise to its full potential without the separation of these two entities within its political system. Iran is of no exception. Its potential can not be fully realized with its outdated laws and rules (based on wrongful interpretation of the Koran) over its women and citizens who are bound and shackled by outrageous misogynistic ideas and traditions that effectively cripple the progress of a modern society. As long as the Islamic regime in Iran, and the rest of the Arab world, continuing down this path, their societies will unfortunately be wallowing in grief and despair, violence and tyranny. That said, it's still an impossible complete execution of policy in reality. All government officials in a democratic society need votes. All votes come from citizens... and most citizens do have some kind of affiliation with a religious entity... and this entity does voice itself in a political way to exert its influences and favors over the politicians within its own causes. And, at the ultimate end… a majority of politicians are influenced by these religious organizations while seeking for the number of votes they need to win an election. Organized religions should be banned from politics, and vice versa. No one can save your soul, except yourself. No one can vote for you, except with your own will and a strong conviction of equality, liberty and justice.

In Iran and other countries with a totalitarian regime or dictatorial government, the real power is not in the “Supreme Leader”, but in the people that allowing him to be in such power and providing him with necessary conditions to stay in such position. To gain real changes and to lead the path of a future functional democratic political system, Iranians have to be more forceful in their demands and with organized opposition groups all united to outmaneuver all foreseen political moves and strangleholds of the current regime in order for democracy to flourish in this nation.




Poem by Simin Behbahani


If the flames of anger rise any higher in this land
Your name on your tombstone will be covered with dirt.
You have become a babbling loudmouth.
Your insolent ranting, something to joke about.
The lies you have found, you have woven together.
The rope you have crafted, you will find around your neck.
Pride has swollen your head, your faith has grown blind.
The elephant that falls will not rise.
Stop this extravagance, this reckless throwing of my country to the wind.
The grim-faced rising cloud will grovel at the swamp's feet.
Stop this screaming, mayhem, and blood shed.
Stop doing what makes God's creatures mourn with tears.
My curses will not be upon you, as in their fulfillment.
My enemies' afflictions also cause me pain.
You may wish to have me burned, or decide to stone me.
But in your hand match or stone will lose their power to harm me.

Translated by Kaveh Safa and Farzaneh Milani
Posted by Tom Hasani (Tomy) Friday, June 26, 2009, on NPR.org

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

A Few Thoughts on Iran's Rigged Election

By Alexander Le

With the current chaotic situation in Iran, which has sparked by just recent past troubled election, there are more at stake than what are being presented to the world and the country of Iran itself.

Rigged-election is the reason for turmoil and bloody protests, but that is only on the surface. Democracy and the deep hatred for the current regime are the perceptible reasons, and they are lurking beneath this transparent surface with potential explosive pressure and consequence.

Elections are not stranger to unfairness (intended on not) and with errors (planned or otherwise). Not to elaborate on such obvious causes and effects, we can all contemplate and reflect at our own “hanging-chad-election” in 2000, between Bush and Al Gore. Besides the “hang chads” problem, there were other unusual circumstances that were being questioned repeatedly by election officials, both candidates’ parties, and other government officials as well the press, at the time. The election was with a result that President Bush narrowly won with 271 electoral votes to Vice-President Gore’s 226, with the burden and controversial of Florida’s 25 electoral votes, which had to be recounted and awarded to President Bush. To add more suspicions and controversies into the mix, it’s an unusual victory with the winner obtained less popular votes than the loser (Bush @ 47.9% with 50,406,002 vs. Gore @ 48.4% with 50,999,879).

This goes to show… elections are never perfect and rarely conform to plans or expectations. Iranian elections are of no exception to this rule. The official reported 11 million votes in difference between the top two candidates, which is a hard to believe result that can be questioned and should be so, as we have seen through out last week. Not because this is a record landslide in Iran’s election history, but rather the impossibility of aggregate circumstances for its occurrence and end results (which has been announced and supported by the government authority). To arrive at this questionable outcome, perfect circumstances have to be realized and various factors need to be in place, as follows:

1. With a claim of all 30 provinces in Iran overwhelmingly voted for the incumbent, President Ahmadinejad, a record of being the president with most votes in Iran’s election history; he, in effect, won all votes of all social and age categories. A record of 62% of the vote claimed by Ahmadinejad is just simply not credible. Even his three closest rival candidates, who are all dignitaries of the regime, lost at their own hometowns. A feast that is practically unheard of in Iran.

2. There is a question of “time” by Time magazine, i.e. the speed of which Ahmadinejad was pronounced the winner, which is less than a day. Iran has no voting machine and instead utilizing paper ballots, by which the method of counting would be by hand. And, with a record turnout at the polls, it’s apparent that it would be impossible to announce a definitive result so soon after the polls closed. The Interior Ministry “is supposed to wait three days after voting before it certifies the result to allow time for disputes to be examine”, Time said.

3. Although, Ahmadinejad is with strong support among the poor, particularly in rural areas, could have made him the top vote getter among the rivals, it’s very unlikely that he could have captured an outright majority to avoid a second-round election between the top two candidates.

4. Question of odd irregularities such as: why candidates were not allowed to have representation at polling stations, or even supervision of counting of the ballots at the polling places? Why the Minister of the Interior announced that he would oversee the final count in his office, at the ministry, with only two aides present?

5. To publicly present a clear and fair result in such elections, usually each district announced their own results at the end so that local people could follow up and make judgment on the validity of the figures, as have done so in previous elections. An example can be cited here is in the 2005 election, there was one district with about 100,000 eligible voters, and the end result was announced with a total vote of 150,000. This time around, there was no information released on each particular district.

6. Around the country, there were about 45,000 polling places, with approximately 14,000 mobile ones - which can be moved from place to place. The purpose for these mobile polling places was to be used in hospitals and so on. However, during this election, they were used in armed forces locations such as police stations, army bases, and various military compounds. At these locations, even with only 500 extra votes per box, seven million votes can be illegally added.

7. As Middle East expert Juan Cole wrote: “It is claimed that cleric Mehdi Karroubi, the other reformist candidate, received 320,000 votes, and that he did poorly in Iran’s western provinces, even losing in Luristan. He is a Lur and is popular in the west, including in Kurdistan. Karroubi received 17 percent of the vote in the first round of presidential elections in 2005. While it is possible that his support has substantially declined since then, it is hard to believe that he would get less than 1 percent of the vote.”

8. The question is then: Why would Ahmadinejad and Iran’s supreme leader Ayatollah Ali Khamenei risk such an obvious and crude manipulation of the voting results? A logical answer would be to avoid a second-round runoff election against Mousavi, which is not in their favor to do so. During the last days before the June 12 election, Mousavi’s backers mobilized demonstrations of hundreds of thousands, not just in the capital city of Tehran, but in provincial cities as well. Ahmadinejad likely feared that even bigger protests would unfold in a second round, Mousavi would be victorious. The calculated move was that it would be more advantageous to declare a first-round victory and completely shut down any further challenge. And, in trying to restore order over civil unrest, Ayatollah Ali Khamenei publicly endorsed the election results with further backing of Ahmadinejad, and it has backfired with more calamities and loss of civilian lives.

9. Out of the population of 72 million, a total of 46 million eligible voters, and some 40 million voted in this election (an upward of 80%). A significant segment of them are against the draconian doctrine and policies of the Islamic republic, the economic hardships (double-digit inflation and endemic unemployment) of Ahmadinejad's domestic policies, and his belligerent positions on a range of issues, from the inanities of his denial of the Holocaust to his vacuous and flamboyant positions on a number of regional issues.

The country is in an uproar for inevitable changes. Will the demand of the people be forceful enough for a real change within this regime during this difficult period, or will it be just another Tienanmen Square we saw two decades earlier?


Sources:
1. http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_presidential_election,_2000
2. http://www.bpnews.net/bpnews.asp?id=30683&ref=BPNews-RSSFeed0615
3. http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=105394802
4. http://www.newsocialist.org/index.php?id=1891

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009

Chương 1: Chào Buổi Tối, Ông Roosevelt!

Chapter 1: Good Evening, Mr. Roosevelt!
All the Shah's Men, by Stephen Kinzer
(Translated by Alexander Le)




Phần lớn thủ đô Tehran đã chìm trong giấc ngũ khi một đoàn xe khác thường bắt đầu cuộc hành trình xuyên màn đêm vào thời điểm sau nữa đêm một chút của ngày 15 tháng 8 năm 1953. Dẫn đầu đoàn là một chiếc xe thiết giáp với những dấu hiệu quân sự. Sau đó là hai chiếc xe Jeep và vài chiếc xe tải quân đội chở đầy lính. Thời tiết ban ngày nóng bức quá mức, nhưng đêm xuống đã mang lại chút giãm nhiệt. Mặt trăng lưởi liềm đang sáng toả. Đó là một đêm lý tưởng để lật đổ một chính phủ.

Ngồi trong chiếc xe dẫn đầu, Đại Tá Nematollah Nasiri, chỉ huy trưởng của Vệ Binh Hoàng Gia, có lý do để tự tin. Trong túi của ông ta mang một sắc lệnh của vua Shah nước Ba-Tư cách chức Thủ Tướng Mohammad Mossadegh. Nasiri trên đường đi trình sắc lệnh này đến Mossadegh và bắt giam ông ta nếu ông ta phản kháng.

Những người mật vụ tình báo của Mỹ và Anh Quốc đặt kế hoạch âm mưu cuộc nỗi loạn này đã tính toán trước là Mossadegh sẽ lập tức triệu tập quân đội để đàn áp cuộc phiến loạn. Họ đã sắp đặt trước, sẽ không có ai trả lời cú điện thoại này khi ông ta gọi đến. Trước hết, Đại Tá Nasiri phải dừng ngang qua tư dinh của Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội để bắt giử ông ta, rồi thẳng tiến đến việc trao sắc lệnh định mệnh kia.

Viên đại tá thi hành theo mệnh lệnh. Tuy nhiên, khi ông ta đến nơi dừng chân thứ nhất, ông đã trực diện một cái gì rất bất bình thường. Mặc dù thời gian đã khuya khoắc, nhưng tổng tham mưu trưởng, Tướng Taqi Riahi, không có ở nhà. Không có một bóng người nào. Không có ngay cả một người giúp việc hay là người gác dan.

Chuyện này đáng lý ra phải làm cho Đại Tá Nasiri cảnh giác là có gì bất bình thường, nhưng ông ta lại không để ý lắm. Ông ta chỉ leo trở lại lên xe thiết giáp và ra lệnh người tài xế tiến đến mục tiêu chính của mình, tư gia của Thủ Tướng Mossadegh. Với ông ta, đoàn xe lăn bánh mang theo niềm hy vọng của hai cơ quan mật vụ tiếng tăm nhất thế giới.

Đại Tá Nasiri đã không đủ liều lỉnh để mưu toan một sứ mệnh táo bạo như thế này một mình ông. Sắc lệnh ông mang trên người có tính chất mơ hồ về pháp lý, vì trong nền dân chủ của Ba-Tư, thủ tướng chính phủ chỉ được quyền bổ nhiệm hay cách chức thông qua sự chấp thuận của nghị viện. Nhưng sự việc tối hôm nay là kết quả cao điểm của sau nhiều tháng sắp đặt kế hoạch do Cơ Quan Tình Báo CIA (Central Intelligence Agency) và Dịch Vụ Tình Báo của Anh Quốc (Britain’s Secret Intelligence Service). Cuộc lật đổ họ đang diễn đã được ra lệnh bởi Tổng Thống Dwight Eisenhower (tổng thống Mỹ) và Thủ Tướng Winston Churchill (thủ tướng Anh).

Vào năm 1953, Hoa Kỳ vẫn còn mới lạ với Ba-Tư. Nhiều người Ba-Tư nghĩ người Mỹ là bạn của họ, những người ủng hộ nền dân chủ mong manh mà họ đã tốn nửa thế kỷ để cố gắng tạo lập. Anh Quốc, không phải Hoa Kỳ, là quốc gia mà họ đã quỷ hóa vì đó là một bọn thực dân áp bức và bóc lột họ.

Từ những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 20, một công ty Anh Quốc với chủ sở hửu là chính quyền Anh Quốc, đã tận hưởng độc quyền toàn lợi nhuận tuyệt diệu từ việc sản xuất và buôn bán dầu thô của nước Ba-Tư. Cái tài sản giàu có chảy ra từ dưới đất đai của Ba-Tư đóng một vai trò quyết định trong sự giữ vững Anh Quốc nằm trên đỉnh vọng cực điểm của uy quyền trên thế giới, trong khi người dân Ba-Tư sống trong nghèo khổ bần cùng. Cuối cùng, đến năm 1951, người dân Ba-Tư đã đến với ông Mossadegh, người mà hơn tất cả các nhà lãnh đạo chính trị khác trong nước, đã cá nhân hóa cơn giận dử này đối với công ty Anglo Iranian Oil Company (AIOC – Công ty dầu Anh Ba-Tư). Ông ta nguyền cam kết là sẽ tống cổ công ty này ra khỏi nước Ba-Tư, đòi lại số lượng dầu dự trự khổng lồ của đất nước, và tách Ba-Tư ra khỏi vòng cai trị của thế lực ngoại bang.

Thủ Tướng Mossadegh đã thực hiện những lời nguyền cam kết của ông với một bầu nhiệt huyết kiên trì chưa từng thấy. Giữa những tiếng hoan hô vang dội chất ngất của người dân nước ông, Mossadegh đã quốc hửu hóa công ty dầu Anglo-Iran, một thương vụ mang số tiền lợi nhuận lớn nhất trên thị trường thế giới của Anh Quốc. Không lâu sau đó, những người dân Ba-Tư đã dành lấy lại sự điều khiển và kiểm soát nhà máy lọc dầu của công ty này ở Abadan trong vùng Vịnh Ba-Tư (Persian Gulf).

Sự kiện này đã đưa nước Ba-Tư vào trạng thái yêu nước ngây ngất và làm ông Mossadegh trở thành một anh hùng dân tộc. Nó cũng mang lại sự tức giận cực kỳ cao độ cho người Anh Quốc. Họ đã căm phẩn ông Mossadegh và đã cho là ông ăn cắp tài sản của họ. Họ bắt đầu đòi hỏi Toà Án Thế Giới (World Court) và Liên Hiệp Quốc (the United Nations) phải trừng trị ông ta, sau đó họ đã đưa tàu chiến của họ đến vùng Vịnh Ba-Tư, và cuối cùng là đặt một lệnh cấm vận mà đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của Ba-Tư. Bất chấp chiến dịch này, đa số người Ba-Tư rộn ràng sung sướng với sự niềm dũng cảm và táo bạo của ông Mossadegh. Cùng với sự đồng lòng ủng hộ của tất cả những nhà lãnh đạo chống thực dân toàn lục địa Á Châu và Phi Châu.

Ông Mossadegh hoàn toàn thản nhiên trước chiến dịch của Anh Quốc nhằm đối phó với ông. Một tờ báo ở Âu Châu đã viết là ông Mossadegh “thà bị chiên trong vạt dầu của Ba-Tư còn hơn là nhượng nữa bước với Anh Quốc.” Có một thời gian, người Anh cân nhắc chuyện xâm chiếm bằng quân sự để chiếm lại những mỏ dầu và những nhà máy lọc dầu, nhưng họ từ bỏ ý định đó khi Tổng Thống Harry Truman (Mỹ) từ chối làm hậu thuẫn cho họ. Anh Quốc chỉ còn hai sự lựa chọn: để ông Mossadegh tự do nắm quyền hành hay là tổ chức một cuộc đảo chánh để lật đổ ông ta. Thủ Tướng Churchill, là một sản phẩm kiêu hãnh của tập tục đế quốc, đã không ngần ngại quyết định giãi pháp dùng một cuộc đảo chánh.

Những tay mật vụ Anh Quốc bắt đầu bắt tay vào âm mưu lật đổ ông Mossdegh ngay sau khi ông ta quốc hửu hóa công ty dầu hỏa. Họ đã quá sốt sắng và hung hăn gây ra kết quả tai hại cho chính họ. Ông Mossadegh đã tìm ra manh mối vụ việc, và vào năm 1952 ông ta đã ra lệnh đóng cửa toà đại sứ Anh Quốc. Tất cả những nhân viên ngoại giao ở Ba-Tư, kể cả những nhân viên mật vụ trá hình làm việc với mác nhãn nhân viên ngoại giao, đều bị đồng loạt trục xuất khỏi đất nước Ba-Tư. Không còn lại một ai để dàn cảnh sắp xếp cho một cuộc đảo chánh.

Ngay lập tức, người Anh đã yêu cầu sự trợ giúp của Tổng Thống Truman. Tuy nhiên, ông Truman lại có lòng thiện cảm với những phong trào chủ nghĩa dân tộc, giống như phong trào của ông Mossadegh đang dẫn đầu. Ông ta không có gì hơn là sự kinh miệt cho những hạng cổ hủ với chủ nghĩa đế quốc như những kẻ điều khiển công ty dầu Anh – Ba-Tư. Bên cạnh đó, cơ quan tình báo CIA chưa bao giờ lật đổ một chính quyền, và ông Truman không muốn đặt ra một tiền lệ.

Thái độ của người Mỹ về một cuộc đảo chánh có thể xảy ra ở Ba-Tư đã thay đổi hoàn toàn khi ông Dwight Eisenhower được bầu vào chức tổng thống vào tháng 11 năm 1952. Chỉ trong vòng vài ngày sau cuộc bầu cử, một mật vụ viên cao cấp của Dịch Vụ Tình Báo (Anh), Christopher Montague Woodhouse, đã đến Hoa Thịnh Đốn dự những cuộc họp với các nhân viên cao cấp của CIA và Bộ Ngoại Giao (State Department). Woodhouse đã khôn ngoan quyết định không thảo luận với lý do quen thuộc của Anh Quốc, là ông Mossadegh phải ra đi vì ông ta đã quốc hửu hóa tài sản của Anh Quốc. Thảo luận như thế không gây được sự đồng cảm của Hoa Thịnh Đốn. Nhưng Woodhouse đã biết cái gì sẽ gây nên được.

“Không muốn bị buộc tội là có ý định dùng người Mỹ để lấy những hạt dẻ của người Anh đang nướng ra khỏi đống lửa,” ông ta đã viết sau này, “ tôi quyết định nhấn mạnh sự đe dọa của mối lo âu Cộng Sản đối với nước Ba-Tư hơn là chuyện cần thiết giành lại việc điều khiển kỹ nghệ dầu hỏa.”

Lời thỉnh cầu này nằm trong ý định tính toán sẽ khuấy động hai anh em điều hành chính sách đối ngoại của người Mỹ sau lễ nhậm chức của ông Eisenhower. John Foster Dulles, người kế vị chức Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao, và Allen Dulles, người kế vị chức Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo CIA, là những người chiến sĩ Chiến Tranh Lạnh (Cold War) mãnh liệt nhất. Họ nhìn cả thế giới bằng cặp mắt đây là bãi chiến trường tư tưởng, và họ nhận thấy tất cả mỗi xung đột địa phương qua lăng kính của sự đối chọi đương đầu giữa hai phe Đông và Tây. Trong mắt họ, bất cứ quốc gia nào không cương quyết làm đồng minh của Hoa Kỳ thì họ là những kẻ thù trong tương lai. Họ cho Ba-Tư là một quốc gia đặc biệt nguy hiểm.

Ba-Tư có một tài nguyên dầu hỏa vô biên, một đường biên giới dài với khối Liên Sô, một đảng Cộng Sản đang hoạt động, và một vị thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc. Hai anh em nhà họ Dulles đã tin tưởng là Ba-Tư đang thật sự có nguy cơ sẽ theo chủ nghĩa cộng sản. Viễn tượng của một “Trung Quốc thứ hai” đã làm họ kinh hãi. Khi người Anh trình bày dự kiến đề nghị lật đỗ ông Mossadegh và thay thế ông ta với một thủ tướng ủng hộ phương tây đáng tin cậy, họ đã lập tức quan tâm chú ý.

Không bao lâu sau khi Tổng Thống Eisenhower nhậm chức vào ngày 20 tháng giêng, năm 1953, John Foster Dulles và Allen Dulles báo cho những đối tác người Anh là họ sẳn sàng tiến tới việc chống lại ông Mossadegh. Cuộc lật đổ này sẽ được mệnh danh là Điệp Vụ Ajax (Operation Ajax), hay theo biệt ngữ của CIA là TPAJAX. Để điều hành điệp vụ này, họ đã chọn một nhân viên CIA với nhiều kinh nghiệm đáng kể ở vùng Trung Đông, Kermit Roosevelt, cháu nội của Tổng Thống Theodore Roosevelt (tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ, 1901-1909).

Giống như những thành viên nỗi tiếng khác trong gia tộc, Kermit Roosevelt có một thiên hướng cho hành động trực tiếp và được ghi nhận là có tính quyết định dứt khoát trong những cơn tình trạng rối loạn. Lúc này ông ta ba mươi bảy tuổi, giám đốc của cơ quan tình báo CIA trong khu vực Cận Đông (Near East) và Vùng Á Châu (Asian Division), và là một nhân vật được thừa nhận là bậc thầy trong nghề gián điệp. Điệp viên Kim Philby của Liên Sô đã miêu tả ông ta là một bậc thượng thừa của “người đàn ông Mỹ kín đáo” (the quiet American), “một người miền đông (nước Mỹ) lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, với những mối quan hệ hoàn hảo trong xã hội, được giáo dục kỹ càng hơn chỉ là trí thức, dễ chịu và khiêm tốn dù đang là khách hay chủ. Một cô vợ đặc biệt dễ thương. Thật ra, một người bạn không thể tưởng được là loại người đầy trò mưu mô giảo hoạt đến tận cổ.”

Những nhân viên CIA vào thời điểm này, cùng có chung một chủ nghĩa lý tưởng thâm sâu, một nhận thức tuyệt đối, là họ đang làm những chuyện tồi bại quan trọng đến sự sống còn cho thế giới tự do. Phần đông họ là kết hợp của những tư chất ưu tú nhất của các nhà tư tưởng và những người thích mạo hiểm. Không ai nỗi bật trong sự kết hợp này bằng Kermit Roosevelt.

Vào đầu tháng Bảy, phớt lờ lệnh của bác sĩ cơ quan tình báo là ông ta phải đặt ưu tiên cho việc mỗ thận khẩn cấp, ông ta đã bay đi làm công việc mật vụ của ông ta. Ông ta đáp máy bay ở Beirut (thủ đô Lebanon) và từ đây ông ta khởi hành bằng xe hơi qua những vùng sa mạc của Syria và Iraq. Khi tiến vào Ba-Tư từ một nhánh đường hẻo lánh, ông chỉ có thể che đậy vừa đủ nỗi kích thích của chính mình:

“Tôi nhớ lời cha tôi đã viết khi ông ta đặt chân lên lục địa Phi Châu với cha của ông ta, T.R., vào năm 1909, trong chuyến Theo Những Nẻo Săn Bắn ở Phi Châu (the African Game Trails). “Đó là một cuộc mạo hiểm phi thường, và cả thế giới còn rất nguyên thủy!” tôi đã cảm thấy những gì ông ta đã cảm nhận. Thần kinh tôi bị kích thích rộn lên, tinh thần tôi bay bổng trong lúc chúng tôi đang bắt đầu leo lên con đường đồi núi… Theo cuộc hành trình xảy ra, vào ngày 19 tháng Bảy năm 1953, chúng tôi đã chạm trán với một anh chàng nhân viên di trú và quan thuế quá thờ ơ lãnh đạm, ngu muội và chỉ biết chữ sơ xài, tại Khanequin. Trong thời gian này, những người mang giấy thông hành của nước Hoa Kỳ, như hiện nay đã chấm dứt, có một câu ngắn mô tả diện mạo đặc biệt của người mang giấy thông hành đó. Vói sự khuyến khích và trợ giúp của tôi, anh chàng nhân viên này đã khổ nhọc viết tên tôi vào danh sách là “Ông Trán có Thẹo Bên Phải.” Tôi thấy chuyện này là một điềm tốt lành.”

Roosevelt đã bỏ ra hai tuần ở Teheran để chỉ huy công việc từ một biệt thự do một trong những người gián điệp của ông ta mướn cho ông trưng dụng. Sau nhiều thập niên của những vận động ngầm bởi người Anh, ghép thêm những công tác gần đây của CIA, đã mang lại cho ông ta một tài sản gián điệp lý tưởng ở tại khu vực hoạt động. Trong số đó là một nhúm nhân viên đặc vụ người Ba-Tư rất tháo vác, và có nhiều tài xoay sở trong việc chắp nối một mạng lưới điệp vụ bí mật gồm những chính trị gia đồng tình, những sĩ quan quân đội, những giáo sĩ Hồi Giáo, những chủ nhiệm báo chí, và những tay cầm đầu bọn du đảng du thực. Cơ Quan Tình Báo CIA đã trả cho những đặc vụ này hàng chục ngàn đô-la mỗi tháng, và họ đã đáng giá với mỗi xu họ nhận được. Trong mùa xuân và mùa hè của năm 1953, không có một ngày nào trôi qua mà không có ít nhất một người của CIA, từ giáo sĩ Hồi Giáo, đến phóng viên báo chí, hay chính trị gia, lên tiếng phản đối kịch liệt Thủ Tướng Mossadegh. Mặc dầu thế, ông Mossadegh là người tôn trọng triệt để sự bất khả xâm phạm của quyền tự do báo chí, nên ông ta cự tuyệt chuyện đàn áp dẹp bỏ chiến dịch này.

Những người gián điệp Ba-Tư ra vào biệt thự của Roosevelt chỉ biết ông ta với biệt danh James Lockridge. Qua thời gian, họ đã tự nhiên phát triễn cảm giác tình đồng chí, và một vài người Ba-Tư đã bắt đầu gọi ông bằng Jim, và ông lấy làm thích thú với cách gọi như thế. Chỉ có vài lần khi chơi tennis thường xuyên ở tòa đại sứ Thổ Nhỉ Kỳ (Turkey) và trong khuôn viên của Học Viện Pháp Quốc là ông gần để lộ chân tướng. Khi ông đánh trật một đường banh, ông tự mắng mình bằng cách la lên “Ô, Roosevelt!” Một vài lần ông đã bị hỏi, tại sao một người tên Lockridge mà lại có một thói quen kêu lên như thế. Ông ta đã trả lời rằng, ông ta là một người trung kiên theo phe đảng Cộng Hòa và ông xem Tổng Thống Franklin D. Roosevelt là một người rất quỷ quái nên ông ta thường dùng tên Roosevelt để mắng chửi khi thích hợp.

Kế hoạch cho Điệp Vụ Ajax đưa ra hình ảnh một chiến dịch tâm lý chống đối Thủ Tướng Mossdegh với cường độ thật mãnh liệt và được tiếp nối bằng lời tuyên bố của vua Shah là sẽ cách chức ông và đuổi ông ra khỏi chính quyền. Những băng du đảng và đơn vị quân đội có cấp lãnh đạo đã ăn lương của CIA sẽ thẳng tay đè bẹp bất cứ toan tính kháng cự nào của ông Mossadegh. Và sau đó sẽ có phát thanh cho biết là vua Shah đã chọn Tướng Fazlollah Zahedi, một cựu tướng lãnh đã về hưu – người đã nhận hơn $100,000 đô-la từ CIA – lên làm tân thủ tướng của Ba-Tư.

Đến đầu tháng tám, thủ đô Tehran như đang nằm trên đống lửa. Những băng đảng tay sai của CIA dựng lên những cuộc biểu tình chống đối ông Mossadegh, tuần hành trên khắp đường phố, mang những hình ảnh của vua Shah và tung hô những khẩu hiệu trung thành với Hoàng Gia. Những điệp viên ngoại quốc hối lộ các tay dân biểu của nghị viện và bất cứ ai khác có thể trợ giúp thành công trong việc đảo chánh sắp đến.

Sự công kích ông Mossadegh của báo chí đạt đến mức độc địa hiểm ác. Những bài báo buộc tội ông không những chỉ nghiêng về phe cộng sản và mưu đồ hảm hại ngôi vua, mà còn là có cha mẹ gốc gác người Do Thái và ngay cả chuyện ông ta kín đáo cảm thông với người Anh. Tuy ông Mossadegh đã không biết, nhưng đa phần những tràng đả kích chửi rủa này đã được xúi giục bởi CIA hay là đã được viết bởi những nhà tuyên truyền ở Hoa Thịnh Đốn. Một trong những nhà tuyên truyền này, Richard Cottam, đã ước lượng có đến bốn phần năm báo chí trong thủ đô Tehran nằm trong vòng ảnh hưởng của CIA.

“Bất cứ bài báo nào tôi đã viết – nó mang cho bạn một cảm giác uy quyền - liền được xuất hiện lập tức ngay ngày hôm sau trong báo chí của Ba-Tư,” Cottam đã hồi tưởng nhiều năm sau đó. “Những bài báo này được thiết kế để chứng tỏ ông Mossadegh là người cộng tác với người cộng sản và là một người cuồng tín.”

Trong khi âm mưu đang được tập trung tăng cường độ, thì Roosevelt phải đối mặt với một cản trở to lớn nhất của ông ta, đó là Mohammad Reza Shah. Ông hoàng ba mươi hai tuổi này chỉ là người vua thứ hai của dòng họ Pahlavi, là người có bản tính nhút nhát, hay lưỡng lự, và ông ta cự tuyệt việc bị lôi kéo vào một âm mưu quá táo bạo. “Ông ta ghét phải quyết định bất cứ việc gì và không thể tin tưởng được một khi đã phải quyết” một nhà ngoại giao Anh Quốc đã cho biết. “Ông ta không có cái gan dạ làm theo đạo lý luân thường và dễ dàng bị đánh bại khi lo âu sợ hãi.”

Ngoài bản tính của ông ta ra, còn có nhiều lý do khác cản trở vua Shah. Ông Mossadegh là một nhân vật được lòng dân nhất trong lịch sử cận đại của Ba-Tư, và mặc dầu với những chiến dịch đánh đổ ông và phá hoại nền kinh tế Ba-Tư của người Anh đã làm uy tín ông suy yếu đi, nhưng ông vẫn được đa số quần chúng khắp nơi yêu mến và kính phục. Thêm nữa, cũng không có căn cứ rõ rệt là nhà vua có quyền hành hợp pháp để cách chức ông ta. Và, cuộc âm mưu có thể dễ dàng mang đến một phản ứng ngược với hậu quả không phải chỉ nguy hiểm đến tính mạng của vua Shah mà còn cả đến chính nền quân chủ đó.

Những chuyện đó không làm Roosevelt nản lòng. Để hợp thức hoá cuộc lật đổ, ông cần có những sắc lệnh ký bởi vua Shah cách chức ông Mossadegh và tấn phong Tướng Zahedi vào chức vụ này. Roosevelt không bao giờ nghĩ là cuối cùng ông ta sẽ không lấy được những sắc lệnh đó. Cuộc chiến tranh tâm trí với vua Shah đã không quân bình ngay từ lúc bắt đầu. Roosevelt thì rất khôn ngoan và được rèn luyện kỹ càng, và đằng sau ông ta là một hậu thuẫn thế lực quốc tế rộng lớn. Vua Shah thì yếu đuối, không chín chắn, và đơn độc.

Bước đầu mở đường cho Roosevelt là đưa đến những người đặc phái viên có thể ảnh hưởng vua Shah. Trước hết, ông ta đã sắp đặt cho cô em gái sanh đôi của nhà vua, Công Chúa Ashraf - người rất tinh xảo và hiếu chiến ngang bằng với tính đần độn và yếu ớt của nhà vua - đến thăm viếng ông em này để cố tạo một xương sống cứng rắn cho ông ta. Truyền thuyết Ashraf mắng nhiếc xỉ vả ông anh mình, đã nổi tiếng trong cộng đồng Ba-Tư, ngay cả một lần trước mặt các nhà ngoại giao ngoại quốc cô ta đã yêu cầu ông ta chứng minh ông ta là một đấng nam nhi hay là một con chuột nhắc. Cô ta ghét cay ghét đắng ông Mossadegh, vì ông này đã trở thành một kẻ thù của quyền lực hoàng gia. Những cuộc tấn công của cô ta về chính quyền của Mossadegh quá cay đắng đến nỗi vua Shah cảm thấy tốt nhất là đưa cô ta ra khỏi nước. Từ chuyến lưu đày trong nhung lụa của cô ta ở Âu Châu, cô ta theo dõi những sự kiện xảy ra ở quê hương mình với sự giận dử không nguôi.

Ashraf đang tận hưởng cuộc sống ở những sòng bài và hộp đêm nỗi tiếng của đất Pháp, khi một điệp viên Ba-Tư ưu tú nhất của Roosevelt, Asadollah Rashidian, đến với cô ta bằng một cú điện thoại. Ông này thấy cô ta có vẽ miễn cưỡng, nên ngày hôm sau sắp đặt cho một phái đoàn gồm những viên mật vụ của Anh Quốc và Hoa Kỳ mang đến thông điệp với những điều kiện mật ngọt hơn. Người dẫn đầu phái đoàn, một mật vụ viên cao cấp người Anh có tên là Norman Darbyshire, đã có đủ nhận định sáng suốt để mang theo một cái áo lông chồn và một gói tiền mặt. Khi Ashraf nhìn thấy số thù lao này, ông Darbyshire đã hồi tưởng lại: “cặp mắt cô ta sáng lên” và sức kháng cự của cô ta vỡ vụn. Cô ta đồng ý bay về Tehran và đã đáp xuống với không một rắc rối nào dưới cái tên gia đình bên chồng, Madame Chafik. Lúc đầu ông em chống đối lại việc gặp cô em mình, nhưng sau khi đã bị áp lực bằng một cách không che đậy tế nhị từ những người cộng tác với ông ta, ông ta đã dịu lại và đồng ý. Hai anh em đã gặp nhau vào đêm khuya của ngày 29 tháng Bảy. Cuộc gặp gỡ rất căng thẳng. Cô ta đã thất bại trong việc khuyến dụ nhà vua ban hành những sắc lệnh cốt yếu, và thêm khó khăn cho mọi toan tính, tin tức về sự hiện diện của cô ta đã bị lộ ra cho dân chúng biết và đã mang đến một cơn bảo sóng của những cuộc xuống đường biểu tình chống đối. Cô ta liền mau lẹ trở về Âu Châu, trong sự thở dài nhẹ nhõm của tất cả mọi người.

Kế tiếp, Roosevelt quay qua Tướng H. Norman Schwarzkopf, người đã bỏ phần lớn thời gian của những năm trong thập niên 1940 ở Ba-Tư để lãnh đạo một trung đoàn quân đội tinh nhuệ, và là người mà vua Shah có cảm tưởng đã mang ơn sâu sắc. Cơ quan tình báo CIA đã cho ông Schwarzkopf một “điệp vụ che đậy” bằng những cuộc họp và thanh tra ở Lebanon, Pakistan, và Ai Cập để chuyến dừng ngang Ba-Tư của ông chỉ được xem đơn thuần là một trạm dừng chân tạm thời. Theo một nguồn tin tường thuật lại, ông ta đã đến với “một vài bao lớn” chứa đầy khoảng vài triệu đô-la tiền mặt. Ông gặp gỡ Roosevelt trước tiên với những nhân vật chánh người Ba-Tư nằm trong điệp vụ này, và đó là những người ông đã phân phát phần lớn số tiền đã mang đến. Ngày đầu tiên của tháng Tám, ông đã ra mắt với vua Shah tại điện Saad Abad Palace.

Đó là một cuộc đối mặt kỳ lạ. Ban đầu vua Shah đã không chịu lên tiếng nói một lời với người khách của ông, và khoát tay cho biết là ông ta nghi ngờ có microphones (máy ghi âm) dấu diếm đâu đó ở trong phòng. Rồi ông ta đưa Schwarzkopf vào một phòng dạ hội rộng lớn, kéo một cái bàn vào ngay giữa phòng, ngồi lên trên bàn đó, và mời ông khách tướng lãnh cùng ngồi chung với ông ta. Sau đó ông ta rỉ tai thì thầm là ông ta vẫn chưa quyết định là có nên ký những sắc lệnh mà Roosevelt mong muốn. Ông ta không tin là quân đội sẽ tuân theo bất cứ lệnh nào ông ta ký, và ông ta không muốn bị nằm bên phe thua cuộc trong một mật vụ mang hết sức nhiều rủi ro.

Ngay trong lúc Tướng Schwarzkopf lắng nghe, ông ta có cảm giác là mức kháng cự của vua Shah đã suy yếu dần. Thêm một người thăm viếng nữa có thể sẽ mang lại hậu quả mong đợi, nhưng người đó phải chính là ông Roosevelt. Đây là một đề xuất hết sức nguy hiểm. Nếu Roosevelt bị trông thấy ở cung điện, tin tức sự có mặt của ông ta ở Ba-Tư sẽ có thể bị lộ và làm hỏng cả nguyên điệp vụ này. Mặc dầu thế, Schwartzkopf cho ông Roosevelt biết là không có cánh nào khác.

Roosevelt đã biết trước lời khuyên này. “Tôi đã biết chắc ngay từ đầu là một cuộc gặp mặt cá nhân sẽ cần thiết,” ông ta đã viết sau đó. “An toàn và riêng tư, nhà vua và tôi có thể giãi quyết nhiều vấn đề khó khăn mà chúng tôi đang đương đầu. Việc này chỉ có thể làm trên cơ bản cá nhân trực diện. Có nhiều khả năng chúng tôi không phải chỉ gặp nhau một lần mà là nhiều lần. Vậy thì chuyện đó chúng tôi bắt đầu càng sớm càng tốt.”

Để chuẩn bị phương tiện cho cuộc viếng thăm của ông, Roosevelt đã đưa tay gián điệp trung thành nhất của mình là Assadollah Rashidian đến gặp vua Shah ngày 2 tháng 8. Thông điệp của ông Rashidian chỉ đơn giản là: Người Anh và người Mỹ đang thảo kế hoạch cho một cuộc đảo chánh và sẽ không để bị ngăn cản. Dưới những tình huống này, Rashidian nhận xét chua chát, nhà vua có rất ít sự lựa chọn mà phải hợp tác thôi. Vua Shah đã gật đầu đồng ý trong yên lặng.

Mặc dầu thế, chỉ có Roosevelt biết cách làm thế nào để niêm phong cuộc thương lượng. Ông ta cho một tay gián điệp trong hoàng cung với bí danh là Rosenkrantz, đến với vua Shah và tâu rằng “có một người Mỹ được quyền đại diện Eisenhower và Churchill xin phép yết kiến bệ hạ trong vòng bí mật.” Trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi lời đề nghị kia được tâu lên, vua Shah đã chấp thuận. Ông ta sẽ cho xe đến biệt thự của Roosevelt đón vào khoảng giữa đêm.

“Hai tiếng đồng hồ chờ đợi!” Roosevelt tự nói với mình sau khi nhận được câu trả lời. “Tôi phải cân nhắc bộ y phục của tôi nên thế nào. Nếu không thích hợp cho một cuộc hội kiến hoàng gia, tôi thấy nó cũng tốt cho những trường hợp cá biệt như thế này. Tôi mặc một cái áo cổ cao màu sẫm, quần tây Oxford xám, và môt đôi giầy givehs màu đen, loại giầy bằng vải có đế dây của Ba-Tư, nửa giống như là giầy và nửa giống như là dép mang trong phòng ngũ. Không thể nói là lịch lãm nhưng thích hợp kín đáo.”

Roosevelt, người đã phỏng vấn vua Shah sáu năm trước trong lúc ông nghiên cứu viết cuốn sách có tên là “Ả-Rập, Dầu, và Lịch Sử” (Arabs, Oil and History) và cũng đã gặp lại vua Shah những lần sau viếng thăm Ba-Tư, giờ đây ngồi chờ đợi đến giờ đã định với một nhóm điệp viên của ông ta. Ông nghĩ tốt hơn hết là không nên uống rượu, mặc dầu những đồng chí của ông thì không có sự thận trọng đó. Khi nữa đêm giờ đã điểm, ông đi bộ ra cổng trước rồi tiến ra đường. Một chiếc xe đang chờ đợi. Ông leo lên ngồi vào băng ghế sau.

Không có gì khuấy động trong khi Roosevelt được đưa đến cung điện quốc gia. Trong khi chiếc xe đang leo dốc trên con đồi dẫn lên cung điện, ông đã quyết định nên ẩn mình ra ngoài tầm nhìn. Người chủ mời ông đã đủ quan tâm để chuẩn bị một cái mền xếp ngăn nắp để trên ghế xe, và Roosevelt đã đưa nó vào xử dụng một cách đích đáng bằng cách nằm dài xuống sàn xe sau và kéo trùm kín qua người mình.

Ở tại cổng canh gác, đã không có vấn đề gì, chỉ một cái vẫy tay chiếu lệ. Chiếc xe tiếp tục thêm chốc lát và rồi ngừng cách xa những bậc thang cấp rộng rãi bằng đá vôi của cung điện. Một bóng người mảnh khảnh đang đi bộ xuống những bậc thang cấp tiến đến ông. Người đàn ông, Roosevelt lập tức nhận ra ngay là vua Shah, đến gần chiếc xe, mở cửa xe, và chùi người vào bên cạnh ông. Một cách kín đáo, người tài xế lùi khuất vào trong bóng đêm.

“Chào buổi tối, Ông Roosevelt,” vị quốc vương lên tiếng, chìa tay ông ta ra. “Trẫm không thể nói là trẫm mong đợi gặp lại khanh, nhưng đây là một điều thú vị.”

Roosevelt đã nói với vua Shah là ông ta đang ở Ba-Tư nhân danh cơ quan tình báo của Anh Quốc và Hoa Kỳ, và đó sẽ được xác nhận chứng thực bằng một mật mã mà vua Shah sẽ nghe được từ đài phát thanh BBC (British Broadcasting Corporation – Anh) vào đêm hôm sau. Churchill đã sắp đặt cho đài BBC sẽ kết thúc chương trình phát thanh trong ngày bằng không phải câu nói bình thường “Bây giờ là giữa đêm”, mà là “Bây giờ là đúng nữa đêm”. Sự bảo đảm như thế thật là không cần thiết, vua Shah đã đáp lời. Hai người đã hiểu nhau.

Vậy thế mà, vua Shah vẫn lưỡng lự gia nhập vào cuộc âm mưu. Ông không phải là nhà mạo hiểm, ông ta đã nói với Roosevelt, và không thể liều lĩnh như một người như vậy. Giọng nói của Roosevelt trở nên đanh thép. Ông bảo vua Shah, nếu để ông Mossadegh nắm quyền hành như hiện tại, sẽ “đưa đến một chế độ cộng sản ở Ba-Tư hay là một Triều Tiên thứ hai,”, cái mà những nhà lãnh đạo tây phương không chuẩn bị để chấp nhận. Để tránh chuyện đó xảy ra, họ đã chấp thuận một mưu đồ lật đổ ông Mossadegh – và, vô hình chung, lại tăng quyền hành của vua Shah. Ông ta phải chấp nhận nắm lấy thời cơ này trong vòng vài ngày; nếu ông ta từ chối, Roosevelt phải rời Ba-Tư và sắp đặt “những kế hoạch khác”.

Vua Shah đã không trả lời trực tiếp vào câu nào. Hãy để chúng ta gặp nhau một lần nữa vào đêm mai, ông ta yêu cầu. Rồi ông ta xoay qua mở của xe. Trước khi bước ra đi vào trong bóng tối của màn đêm, ông đã nhìn lại Roosevelt và nói: “Trẫm hân hoan chào đón khanh đến đất nước trẫm một lần nữa.”

Từ đêm đó về sau, Roosevelt đã hội ngộ với vua Shah hầu như mỗi giữa đêm, nhập vào khu vực hoàng cung cũng dưới cái mền đó, trong băng ghế sau đó, và cũng chiếc xe đó. Trước khi đi và sau khi về những buổi họp như vậy, ông ta có bàn bạc hội ý với những người mật vụ Ba-Tư. Khi cảnh sát địa phương bắt đầu nghi ngờ ngôi biệt thự của ông, ông liền chấm dứt dùng nơi này để chỉ huy công việc và tính kế khác cho cách triệu tập những cuộc hội nghị. Ông kiếm được một chiếc xe taxi Tehran, và khi đến giờ đã xác định trước, ông lái đến một góc đường vắng, lúc nào dấu hiệu “Có Khách” cũng được bật sáng. Ở đó ông sẽ đậu xe và bắt đầu đi bộ cho đến khi một điệp viên nào đó của ông – thường thì là đang hồi hộp, hiếu động, căng thẳng với lượng adrenaline đang bơm lên cao độ trong mạch máu vì điệp vụ - đón ông trong một chiếc xe Chrysler hay Buick. Họ đặt kế hoạch chiến thuật hằng ngày trong khi cho chạy xe lòng vòng qua những đường đồi ở ngoại ô thành phố.

Trong những cuộc nói chuyện với vua Shah, Roosevelt cho biết ông có “một số ngân khoản ngang bằng với khoảng một triệu đô-la” để tùy ý sử dụng, và một vài người “rất có khả năng, những chuyên gia tổ chức” mà họ có thể “phân phối sách, báo, tờ rơi tuyên truyền, tổ chức băng đảng, theo dõi những phe đối lập – cần bât cứ gì, cho họ biết họ sẽ làm liền.” Ông đã trình bày Điệp Vụ Ajax là “một cuộc tấn công với 4 mũi dùi”. Thứ nhất, một chiến dịch trong các nhà thờ đền đài Hồi Giáo, báo chí, và trên đường phố để phá hoại gây suy sập sự ủng hộ của quần chúng đối với Mossadegh. Thứ hai, những sĩ quan quân đội của phe hoàng gia sẽ đưa ra một sắc lệnh cách chức ông ta. Thứ ba, những băng đảng du thủ du thực sẽ xuống đường và chiếm giử kiểm soát đường phố. Thứ tư, Tướng Zahedi sẽ nỗi dậy trong chiến thắng và chấp nhận đề cử của vua Shah vào chức vụ Thủ Tướng.

Đó là một kế hoạch rất quyến rũ nhưng không hoàn toàn thuyết phục, và vua Shah tiếp tục khắc khoải. Thái độ của ông ta trở thành “phân vân một cách cứng đầu”, theo lời của ông Roosevelt. Thế nhưng sẽ “không có hy vọng gì để tiến hành khi không có vua Shah,” Roosevelt đánh điện về cho những cấp trên ở CIA của ông, và ông tiếp tục tăng thêm áp lực. Cuối cùng, không thể tránh được, sức kháng cự của vua Shah sập đỗ. Ông ta đồng ý ký những firmans (sắc chỉ), tên gọi của những sắc lệnh hoàng gia, nhưng chỉ trong điều kiện là ông được phép rời Ba-Tư đến một nơi an toàn hơn ngay lập tức sau đó.

Mohammad Reza Shah chưa từng được biết đến là một người can đảm, vì thế chuyện thận trọng cẩn thận này đã không gây ngạc nhiên cho Roosevelt. Hai người quyết định nơi an toàn nhất cho vua Shah ẩn trốn là một trại săn bắn bảo quản bởi gia đình hoàng gia gần Ramsar ở bờ biển Caspian. Gần kế bên nơi đó có một bãi đáp máy bay làm cho vua Shah càng thêm an lòng vững dạ.

“Nếu chuyên bị vở lỡ bỏi vì một lý do xui xẻo nào đó” ông nói thẳng thừng với Roosevelt, “Hoàng Hậu và trẫm sẽ bay thẳng qua Baghdad.”

Hai người gặp nhau lần cuối cùng vào lúc trước khi bình minh ngày 9 tháng 8. Trước khi từ giã tiễn vua Shah, Roosevelt cảm thấy nên cám ơn ông cho sự quyết định hợp tác của ông, mặc dầu là với sự miễn cưỡng. Đây là một thời điểm lịch sử, và một điều ngoại lệ vượt tính thông thường cũng thích hợp. Roosevelt đã thần kỳ nghĩ ra một cách thêm thắt vào lời truyền đạt của mình.

“Tâu Bệ Hạ, hạ thần đã nhận được một điện tín vào sớm tối này từ Hoa Thịnh Đốn,” ông ta nói lòng vòng. “Tổng Thống Eisenhower đã yêu cầu hạ thần chuyển đến những lời sau đây: ‘Tôi chúc Hoàng Đế thành công mỹ mãn. Nếu hoàng tộc Pavali và dòng họ Roosevelt cùng chung sức làm việc mà không giãi quyết được một vấn đề nhỏ này, thì sẽ không có hy vọng trong bất cứ ở nơi đâu. Tôi hoàn toàn tin tưởng là Bệ Hạ sẽ hoàn tất công việc này.’”

Chuyện được đồng ý là sáng ngày hôm sau, một người đưa thư của CIA sẽ mang những sắc lệnh firmans có tính cách sống còn này đến cho vua Shah. Nhà vua sẽ ký những sắc lệnh này và lập tức bay đến nơi ẩn trú tại Ramsar. Tất cả đều có vẽ được sắp đặt hoàn hảo.

Khi Roosevelt trở lại biệt thự của ông với cái tin tốt lành ấy, ông ta và những viên mật vụ của ông đã ăn mừng bằng một cuộc chèn chén say sưa cởi mở và hồ hởi. Cuối cùng ông đã leo được vào giường ngũ vào lúc 5 giở. Một vài tiếng đồng hồ sau, ông đã bị đánh thức bởi những câu chửi rủa của một trợ tá. Có sự thất bại trong giờ phút cuối. Người đưa thư mang trọng trách lấy chữ ký của vua Shah đã đến cung điện hoàng gia trễ. Khi ông ta đến nơi, cặp vợ chồng hoàng gia đã đi mất.

Không biết đó chỉ đơn giãn là một cuộc hẹn bị lở, hay là một sự cố gắng cuối cùng của vua Shah trốn chạy chuyện ký những sắc lệnh firmans, nhưng Roosevelt nhất quyết là không để cho vấn đề này lật đổ kế hoạch của ông. Những sắc lệnh firmans này mang một vai trò không thể thiếu được trong cuộc âm mưu mà ông ta đã thiết kế. Chẳng những nó mang lại một chút hợp pháp mà còn là nguyên tắc trọng chính của điệp vụ này. Nếu vua Shah không có mặt ở Tehran để ký nó, thì nó phải được đưa đến bất kỳ nơi nào ông ta đang trú ngụ.

Nhân vật có khả năng xứng đáng nhất để trợ giúp trong thời điểm này, Roosevelt mau lẹ nhận thức, đó là Đại Tá Nasiri của Vệ Binh Hoàng Gia. Ông này là một người trung thành với hoàng tộc, có thể tìm được và điều khiển được một chiếc máy bay, và đang có một mối quan hệ mật thiết với nhà vua. Sự sắp đặt diễn ra mau chóng, và lần này sự chắp nổi đã thành công. Nasiri đã bay đến Ramsar, lấy được chữ ký nguệch ngoặc của vua Shah trên cả hai sắc lệnh firmans, và sau đó, vì thời tiết đã ngăn cản ông ta không cho máy bay phi hành, ông đã gửi những sắc lệnh này về bằng xe hơi.

Roosevelt và những đồng chí của ông bỏ nguyên ngày sốt ruột nằm chờ đợi chung quanh hồ bơi của ông, mà không biết vì lý do gì Nasiri lại lâu lắc thế kia. Đến khi màn đêm buông xuống, họ bắt đầu hút thuốc, đánh bài, và uống rượu vodka với chanh. Tehran đang ở trong tình trạng giới nghiêm 9 giờ tối, nhưng sau khi thời điểm này đã trôi qua, họ vẫn còn hy vọng là sẽ có người về đến. Đến gần nữa đêm, khi họ nghe tiếng kêu vang ở ngoài cổng. Họ chạy ra mở cổng. Ở ngoài là một đám nhỏ gồm những người Ba-Tư chưa cạo râu và đang rất sôi nổi, phần đông là những người mà họ không nhận ra. Họ đã đẩy cho Roosevelt một gói nhỏ, ông ta mở một cách thận trọng. Ở trong đó là hai sắc lệnh firmans, ký đích thực bởi Hoàng Đế.

Sau khi hân hoan mừng rở đón chào những người bạn mới, Roosevelt cân nhắc thời gian nhanh chóng nhất để ông có thể hành động. Ông ta đã thêm một lần nữa thất vọng khi những viên mật vụ của ông cho biết là sẽ phải có thêm một trì hoãn. Cuối tuần, đó là những ngày lễ người Ba-Tư tôn trọng vào thứ Năm và thứ Sáu, đang sắp sửa bắt đầu, và người Ba-Tư không thích làm việc, nói chi đến việc lật đổ chính phủ, vào cuối tuần. Roosevelt miễn cưỡng chấp nhận phải hoãn lại cuộc đảo chánh đến ngày tối thứ Bảy, 15 tây tháng 8.

Tự tin về kế hoạch của mình, nhưng bọn họ ai cũng nhận thấy rõ là mỗi giờ trôi qua làm tăng lên cơ hội bị phản bội. Roosevelt và đám đồng chí của ông đã chịu đựng ba ngày đau khổ bên bờ hồ bơi trong biệt thự của ông. Ngày thứ Bảy là ngày chịu đựng khó khăn nhất vì thời điểm cho sự thật đã gần kề. Roosevelt đã viết về ngày đó như sau: “ thời gian di chuyển chậm chạp hơn tất cả những gì chúng tôi đã sống qua trước đây.”

Đến lúc này thì Roosevelt đã di chuyển trung tâm chỉ huy của ông xuống
tầng hầm dưới trong tòa đại sứ Mỹ. Những viên mật vụ Ba-Tư của ông ta ít đến viếng ông hơn, nhưng họ bận rộn hơn bao giờ hết với những công tác có tính chất lật đổ của điệp vụ. Như trong một bản báo cáo về cuộc đảo chánh của CIA cho thấy rõ ràng:

“Đến thời điểm này, chiến dịch tâm lý chống phá ông Mossadegh đã đạt đến cao điểm. Các báo chí có thể điều khiển được đã ra hết sức chống ông Mossadegh, trong khi [ĐÃ XOÁ BỎ] dưới sự hướng dẫn của cơ quan đã in những tài liệu mà trạm CIA Tehran cảm thấy có ích lợi. Những điệp viên CIA đã đặc biệt chú ý đến việc cảnh báo giới lãnh đạo tôn giáo ở Tehran bằng cách phát hành phản tuyên truyền trên danh nghĩa của đảng [cộng sản] Tudeh, hăm dọa những nhà lãnh đạo này với những sự trừng phạt dã man nếu họ chống đối lại ông Mossadegh. Những cú điện thoại hăm dọa đã được gọi đến họ, trên danh nghĩa của đảng Tudeh, và một trong những cuộc nổ bom giả mạo đã được cho xảy ra ở nhà của những người lãnh đạo này.

Tin vua Shah ủng hộ trực tiếp hành động này trên danh nghĩa cá nhân ông đã được truyền bá mau lẹ qua cái “âm mưu của đại tá” được nuôi dưỡng và quảng bá bởi trạm CIA Tehran. Zahedi đã gặp mật vụ viên chủ yếu của trạm, Đại Tá [ĐÃ XÓA BỎ], và chỉ định ông ta là sĩ quan liên lạc với người Mỹ và là người ông chọn để giám sát nhân viên đặt kế hoạch cho hoạt động này…

Vào ngày 14 tháng 8, trạm này đã điện tín cho biết là đến lúc kết thúc của TPAJAX, chính quyền Zahedi, với dự kiến ty ngân khố quốc gia sẽ rỗng tuếch; sẽ gấp rút cần tiền sung quỹ. Tổng số $5,000,000 đã được dự trù, và CIA đã được yêu cầu phải xuất ra số tiền này gần như trong vài tiếng đồng hồ sau khi kết thúc mật vụ này.”

Bây giờ, theo ngôn từ trong bản báo cáo đó của CIA, “không còn gì để cả hai bên, trạm CIA Tehran và tổng hành dinh CIA có thể làm, ngoại trừ chờ đợi cho hành động bắt đầu.” Khi hoàng hôn bắt đầu phủ trùm xuống Tehran vào ngày 15 tháng 8, Roosevelt đã leo vào chiếc xe taxi Hilman-Minx của mình, lật xuống dấu hiệu “Có Khách”, và lái đến một chỗ an toàn bí mật, nơi mà các viên mật vụ của ông đang tập họp ngồi chờ tin tức chiến thắng. Trong khi rượu vodka chảy dòng, họ hát theo những đĩa nhạc của những bài hát trong các kịch bản Broadway. Bài hát họ ưa chuộng là “May Mắn Là Một Phụ Nữ Tối Nay” từ bản kịch âm nhạc Guys and Dolls (Những Anh Chàng và Những Nàng Búp Bê). Thích hợp với không khí đó, họ đã nhận bài hát đó là bài nhạc hiệu chính thức cho Điệp Vụ Ajax:

“Họ gọi nàng là người phụ nữ may mắn, nhưng vẫn còn chỗ cho sự nghi ngờ;
Có nhiều lúc nàng có một cách rút lui rất không được đoan trang lịch thiệp.
Nàng đang hò hẹn với tôi, cuộc vui nhiều hứa hẹn
Vậy mà trước khi buổi tối qua đi, nàng có thể cho tôi de
Nàng có thể sẽ quên cách xử sự, nàng có thể sẽ cự tuyệt không ở lại
Và thế là tôi chỉ còn biết cách hay nhất là cầu nguyện:
May mắn là người phụ nữ tối đêm nay.”

Trong khi Roosevelt lái xe về tòa đại sứ Hoa Kỳ tối hôm đó, tuyến đường này của ông đã đưa ông ngang tư dinh của Tướng Riahi, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội. Ông đã thích thú với sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu kế hoạch của ông thành tựu, Tướng Riahi sẽ bị bắt giam trong vài giờ tới.

Người sĩ quan Roosevelt đã chọn để bắt giam viên tổng tham mưu trưởng và ngài thủ tướng tối hôm đó, Đại Tá Nasiri, có vẽ là nhân vật lý tưởng cho điệp vụ. Ông ta tin tưởng vào địa vị quyền hành tối cao của hoàng gia và không ưa ông Mossadegh. Quyền chỉ huy đội quân Vệ Binh Hoàng Gia với bảy trăm binh lính đã mang cho ông nhiều tài nguyên đáng kể. Bằng việc thành công đạt được những sắc lệnh firmans chủ yếu vào thời điểm quyết định, ông ta đã chứng minh được mức độ tin cậy của mình.

Vào đêm 15 tây tháng 8, tuy nhiên, Nasiri đã không đủ suy nghĩ sáng suốt. Khi ông đến tư dinh của Tướng Riahi thì đồng hồ đã chỉ quá mười một giờ lâu rồi, và ông thấy tư dinh đang bị bỏ hoang. Ông ta đã không quan tâm và chỉ đơn giãn ra lệnh cho binh lính của mình thẳng tiến đến tư gia của ông Mossadegh. Ông không được biết là cùng lúc đó có một đoàn quân cũng đang trên đường tiến đến đó. Tướng Riahi đã biết trước về cuộc đảo chánh và đã mang quân đến chặn đứng nó.

Sự nhận diện kẻ phản bội chưa bao giờ được tìm ra. Phần đông sự suy đoán xoay quanh một sĩ quan quân đội nằm trong một tổ cộng sản. Cũng có thể là có nhiều hơn một kẻ phản bội. Cuối cùng rồi, chuyện đã xảy ra là đúng chính xác chuyện Roosevelt nghi ngại lo sợ. Có quá nhiều người biết sự việc âm mưu qua một thời gian quá lâu dài. Điều lộ bí mật là một chuyện không tránh khỏi.

Trong những giờ phút rối răm vào khoảng giữa đêm, Tehran bùng nổ với đầy những âm mưu và phản âm mưu. Một số sĩ quan biết được chuyện bị phản bội đúng lúc, đã hủy bỏ sứ mệnh của họ. Những người khác, không nhận thức được họ đã bị lộ, vẫn tiến hành. Một người đã chiếm giữ văn phòng điện thoại ở chợ. Một người đã dựng đầu Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hussein Fatemi dậy từ giường ngũ của ông ta và lôi kéo ông trong chân trần và la hét om xòm.

Tương lai của sự trị vì đất nước bằng hiến pháp ở Ba-Tư tùy thuộc vào đoàn quân nào sẽ đến tư gia của ông Mossadegh trước. Ngay trước một giờ sáng, đoàn quân phiến loạn đã lái đến đường Kakh, đi ngang qua góc Heshmatdowleh, và ngừng lại. Tại nơi này, ông Mossadegh sống với vợ ông ta trong một căn chung cư nhỏ, một phần của khu vực lớn hơn mà gia đình ông sở hửu trong nhiều năm qua. Cổng trước đã khóa. Đại Tá Nasiri bước ra đòi hỏi mở cửa cho vào. Trong tay ông nắm chắc sắc lệnh firman cách chức ông Mossadegh. Sau ông đứng xếp vài hàng đội ngũ binh sĩ.

Đại Tá Nasiri đã đến quá trễ. Không lâu sau khi ông hiện ra trước cổng này, một vài viên chỉ huy trung thành (với chính phủ) đã bước ra từ những khu vực trong bóng tối. Họ đã hộ tống ông đi lên một chiếc xe Jeep và áp tải ông đến bộ tổng tham mưu. Tại đây, Tướng Riahi đã lên án ông là một người phản quốc, ra lệnh cho ông cởi bỏ hết đồng phục, và giam ông vào ngục. Người đáng lẽ phải bắt giam ông Mossadegh bây giờ chính mình lại trở thành tù nhân.

Roosevelt đang ở trung tâm chỉ huy của mình trong toà đại sứ, hoàn toàn không có cách nào biết được bất cứ chuyện gì đang xảy ra, và đang đợi cú điện thoại của Đại Tá Nasiri. Những chiếc xe tăng lách cách với âm vang chạy ngang qua vài lần, nhưng chuông điện thoại thì không bao giờ reo. Mối lo sợ của Roosevelt càng sâu đậm hơn khi bình minh đã bắt đầu ló dạng. Đài phát thanh ra-dô Tehran đã không bắt đầu truyền tin vào sáu giờ sáng như thường lệ. Rồi thì, một tiếng sau, nó đã bắt đầu lách tách trở nên sống động với những nhạc khúc quân sự bùng lên, tiếp nối theo sau bởi một bản tin chính thức. Roosevelt không biết tiếng Ba-Tư, nhưng lo sợ cho sự xấu nhất khi ông ta nghe người xướng ngôn viên dùng chữ Mossadegh. Rồi thì chính ông Mossadegh lên làn sóng phát thanh, tuyên bố đã chiến thắng qua một cuộc đảo chánh hụt được tổ chức bởi vua Shah và “những phần tử ngoại quốc”.

Vua Shah, ngồi co rúm thu hình lại trong biệt thự ở cạnh bờ biển, cũng đang lắng nghe. Ngay sau khi ông nhận thức chuyện gì đã xảy ra, ông dựng đầu vợ ông dậy và nói với bà ta là đã đến lúc phải chạy. Họ mau lẹ sắp xếp hai cái cặp nhỏ, tóm lấy quần áo gì mà họ có thể cầm tay, và đi thoăn thoắt ra chiếc máy bay hai động cơ Beechcraft. Vua Shah, một phi công lành nghề, cầm lấy tay lái và hướng mủi phi cơ đến Baghdad. Sau khi đáp an toàn tại đây, ông đã nói với nhà đại sứ Mỹ là ông ta “sẽ bắt đầu tìm việc làm vì ông ta có một đại gia đình và rất ít tiền của ở ngoài nước Ba-Tư.”

Trong khi vua Shah đã chạy trốn, những đơn vị quân đội trung thành với chính phủ đang phân tỏa ra cùng khắp Tehran. Đời sống trong thành phố mau chóng trở lại bình thường. Một vài người âm mưu đã bị bắt và những người khác đã lẫn trốn. Một số tiền thưởng được công báo cho ai bắt được Tướng Zahedi. Những mật vụ CIA đã chạy thục mạng vể nơi an ninh của tòa đại sứ Mỹ hay những nơi chốn mật an toàn. Những đám người tưng bừng hớn hở xuống đường tung hô khẩu hiệu “Chiến Thắng đến với Quốc Gia” và “Mossadegh đã Thắng”.

Trong khuôn viên của ông ở tòa đại sứ, Roosevelt cảm thấy ông ta hầu như gần “tuyệt vọng.” Ông không còn sự lựa chọn nào mà phải đánh điện về Hoa Thịnh Đốn báo cáo là sự việc đã tiến triễn sai lầm khủng khiếp. John Waller, giám đốc của văn phòng CIA ở Ba-Tư đã đọc với một sự chán ngán thất vọng. Waller lo sợ cho mạng sống của những điệp viên, và ông ta đã gửi cho Roosevelt một hồi âm khẩn. Không có một bản sao nào (của thông điệp khẩn này) được biết còn hiện hửu. Theo truyền thuyết của CIA, đó là một lệnh buộc Roosevelt phải rời Ba-Tư ngay lập tức. Thế nhưng, nhiều năm về sau, Waller đã cho biết nó không phải dứt khoát như vậy. Trong thông điệp đó, theo ông nhớ, là: “Nếu anh đang bị trong thế kẹt, thì thoát đi để không bị sát hại. Nhưng nếu anh không sao, thì anh cứ tiến tới và làm những gì anh cần phải làm.”

Tình hình thật ảm đạm cho những kẻ âm mưu. Họ đã mất lợi thế của yếu tố ngạc nhiên. Một vài mật vụ viên chính của họ đã không còn họat động. Viên thủ tướng họ tấn phong, Tướng Zahedi, đang trong tình trạng lẩn trốn. Vua Shah đã cao bay xa. Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Fatemi, được thả tự do sau vài giờ bắt giữ, đang đọc những bài diễn văn dử dội ác liệt lên án vua Shah cho việc ông này cộng tác với điệp viên ngoại quốc.

“Ô! Quân phản quốc!” Fatemi mắng nhiếc trước một đám đông. “Một khi ông nghe đài phát thanh Tehran truyền tin âm mưu ngoại bang của ông đã bị đánh bại, ông đã vội vã chạy trốn qua một quốc gia gần nhất có tòa đại sứ Anh Quốc!”

Điệp Vụ Ajax đã thất bại. Đài phát thanh Tehran báo cho biết tình hình đang “dưới sự kiểm soát chặt chẻ,” và hình như đó là như vậy. Những làn sóng kích động, vang dội toàn tổng hành dinh CIA ở Hoa Thịnh Đốn.

Và đột nhiên, vào khoảng giữa buổi tối, Roosevelt đánh điện gửi một thông điệp thật bất ngờ. Ông ta quyết định ở lại Ba-Tư và cố gắng ứng biến thêm lần nữa với ông Mossadegh. Cơ Quan Tình Báo CIA đã đưa ông ta đến để đảo chánh chính phủ Ba-Tư, và ông ta nhất quyết không rời bỏ nơi này cho đến khi ông ta làm được việc đó.


Dịch bởi Alexander Le

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009

Preface to the 2008 Edition - All the Shah's Men - by Stephen Kinzer

Sự Dại Dột trong Ý Đồ Tấn Công Ba-Tư
(The Folly of Attacking Iran - All the Shah's Men)
(Stephen Kinzer)
Dịch bởi Alexander Le



Trên một nữa thế kỷ đã trôi qua từ khi Hoa Kỳ (the United States) lật đổ chính quyền dân chủ độc nhất mà Ba-Tư (Iran) đã có được từ trước đến nay. Cuốn sách này sẽ trình bày cuộc diễn biến định mệnh đã xảy ra và xét lược những hậu quả tai hại của nó. Nó nói lên một câu chuyện mà nên được dùng làm một bài học tiêu biểu về đề tài này. Sự can thiệp vào Ba-Tư bằng bạo lực trong năm 1953 đã được xem là một ý tưởng tốt vào thời điểm đó, và nó đã có vẽ thành công trong một thời gian sau đó. Thế nhưng trong hiện tại, nó cho thấy rõ ràng sự can thiệp này đã không những mang đến cho đất nước Ba-Tư nhiều thập niên bi thảm, mà còn tạo ra những động lực đưa đến sự xoái mòn trầm trọng nền an ninh quốc gia của người Mỹ (American).

Trong lúc những nhà quân sự ở Hoa Thịnh Đốn (Washington) đang thúc đẩy cho một cuộc tấn công thứ hai của người Mỹ vào Ba-Tư, câu chuyện này càng mang thêm tính chất thích đáng một cách khẩn cấp hơn bao giờ hết. Nó đưa ra cái sự dại dột trong lối dùng bạo lực để cố cải cách Ba-Tư. Vào năm 1953, Hoa Kỳ đã tấn công chính phủ Ba-Tư, một chính phủ mà họ không chấp thuận trong quá trình tìm cách tăng tiến những quyền lợi chiến lược của họ. Kết quả là những điều hoàn toàn trái ngược theo ý mong muốn của các nhà lãnh đạo Mỹ.

Nếu Hoa Kỳ đã không gửi những nhân viên đặc vụ vào Ba-Tư để lật đổ Thủ Tướng Mohammad Mossadegh vào năm 1953, nước Ba-Tư có lẽ đã tiếp tục thẳng tiến trên con đường dẫn đến một nền dân chủ toàn diện. Qua những thập niên tiếp nối, Ba Tư có lẽ đã trở thành quốc gia dân chủ đầu tiên trong vùng Hồi Giáo Trung Đông (Muslim Middle East), và chắc đã có cơ hội trở thành một quốc gia kiểu mẫu cho các nước trong khu vực và lan rộng ra xa hơn nữa. Sự thể như thế hẳn đã thay đổi dòng lịch sử một cách sâu sắc - không chỉ đơn thuần lịch sử của Ba-Tư hay là miền Trung Đông, mà ngay cả lịch sử của Hoa Kỳ và cả thế giới.

Theo cách nhìn hôm nay – cách nhìn của những ai đã sống qua những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, cuộc chiến Iraq, và tất cả những mối đe dọa hiện hửu đã nỗi lên làm mất ổn định tình hình thế giới ngày nay - cuộc can thiệp vào Ba-Tư năm 1953 có thể nhận định là một điểm rẽ quyết định trong lịch sử của thế kỷ thứ 20. Khi đưa ông Mohammad Reza Shah trở lại “Ngai Vàng Con Công” (Peacock Throne), Hoa Kỳ đã đưa một nền dân chủ đang thành hình (trong quá trình diễn tiến lâu và chậm) của Ba-Tư đến một điểm ngừng ngang đột ngột. Vua Shah đã thống trị với sự đàn áp tăng dần theo thời gian hai mươi lăm năm ông đã nắm giữ quyền hành. Sự đàn áp của ông ta đã dẫn đến sự bùng nổ của những năm cuối của thập niên 1970 mà sau này được biết đến với cái tên “Cuộc Cách Mạng Hồi Giáo” (the Islamic Revolution). Cuộc cách mạng này đưa những phe đảng giáo sĩ cuồng tín lên nắm quyền hành; họ là những người hăng say chống đối người Tây Phương, và nhiều lúc hành động với bạo lực, trong công việc phá hoại những quyền lợi của người Mỹ trên thế giới.

Vào năm 1953, Hoa Kỳ đã lật đổ một nhân vật Ba-Tư theo chủ nghĩa dân tộc, người mà đã từng ôm chặt đón nhận lấy những nguyên tắc cơ bản của người Mỹ, để thay thế ông ta với một kẻ bạo chúa chuyên quyền, người mà đã từng khinh miệt những gì tiêu biểu của nước Hoa Kỳ. Ngày nay, thế giới phương tây đang thấy mình đối diện với một chế độ ở Tehran (thủ đô của Ba-Tư) với hiện thân của những đe dọa khôn lường và sâu đậm hơn thập phần so với cái chế độ mà họ đã nghiền nát năm 1953. Trong tòa Bạch Ốc (the White House), sức thôi thúc cho một cuộc tấn công Ba-Tư hiện nay, dường như vẫn mạnh mẻ như thời kỳ xa xôi đó. Không khó để tưởng tượng về một cuộc tranh luận của những tay cố vấn của Tổng Thống Bush khi tìm cách để thuyết phục ông ta. Họ sẽ nói: Chúng ta đã chịu tổn thất nặng nề trong những cú đánh tấn công của ngày 11 tháng 9 vì cựu Tổng Thống Clinton đã không đủ táo bạo để giệt một sự hăm dọa đang phát triễn; vậy thì chúng ta hãy hành động dũng khí như các đấng nam nhi thật sự mà tiêu diệt cái hăm dọa đang phát triễn hiện nay, còn hơn là chừa nó lại cho một chính phủ về sau.

Tại sao tấn công Ba-Tư? Những người có ý thuận trong việc này dẫn chứng nhiều viện lẽ: Ba-Tư không thể được cho quyền chấp nhận để trở thành một quốc gia với sức mạnh vũ khí hạt nhân; Ba-Tư đang ở tư thế là một mối đe dọa hiện thực về sự hiện hửu của nước Do Thái (Israel); Ba-Tư nằm trong trọng tâm của đảng phái hồi giáo “Lưỡi Liềm Shiite” (Shiite crescent) đang vươn lên, đó là đảng phái đang gây ra mất ổn định ở vùng Trung Đông; Ba-Tư ủng hộ những phần tử phản kháng các chính quyền trong những nước lân cận; Ba-Tư đang trợ giúp những kẻ thù đang giết chết quân lính Mỹ ở Iraq; Ba-Tư đã ra lệnh cho tấn công khủng bố vào những quốc gia khác trên thế giới; người dân Ba-Tư đang bị áp bức và cần được người Mỹ giãi phóng họ.

Cũng có những cuộc bàn cải về lý do “chính trị địa lý” khu vực (geopolitical) cho việc tấn công Ba-Tư. Từ thời đại Chiến Tranh Lạnh (Cold War), Hoa Kỳ vẫn dùng một nước trong vùng Trung Đông như là một bàn đạp để phát huy sức mạnh và ảnh hưởng của mình ra toàn khu vực. Trong một thời gian 25 năm, nước đó là Ba-Tư nằm dưới quyền thống trị của vua Shah. Hiện thời là nước Ả-Rập (Saudi Arabia), nhưng tại đây không chắc có được triển vọng cho một sự ổn định lâu dài. Còn mơ ước viễn vông cho Iraq trở thành một đồng minh then chốt của Mỹ trong vùng này sau cuộc xâm chiếm đã bay tan theo mây khói. Một vài nhân vật ở Hoa Thịnh Đốn đưa ra ý kiến mới: khi khói bụi chiến tranh tàn lụi và chìm lắng sau trận tấn công xâm chiếm Ba-Tư, một quốc gia Ba-Tư mới sẽ thành hình trong tình trạng ổn định vững chắc và thân thiện với Hoa Kỳ.

Lý do rõ ràng và hiển nhiên nhất để phải tấn công đánh Ba-Tư là sự chiến thắng về phưong diện có quyền xử dụng số lượng dầu cung cấp khổng lồ của nước này. Khi ông Winston Churchill (Cựu Thủ Tướng Anh Quốc vào thời trước, trong, và sau Đệ Nhị Thế Chiến) giúp chiếm đoạt kỹ nghệ dầu hỏa của Ba-Tư vào những năm trong thập niên 1920, ông ta đã gọi đó là “một phần thưởng vượt xa ngoài tầm với từ chốn thần tiên trong giấc mơ kỳ diệu nhất của chúng ta.” Đó vẫn còn là sự thật như vậy. Bất chấp những nhà hoạch định chính sách ở Hoa Thịnh Đốn (hay bất cứ ở nơi nào khác) đã phát biểu ý kiến gì đi nữa, thì sự thật là không một quốc gia nào trên thế giới đã không nghĩ đến lượng dầu hỏa tồn trữ của nước Ba-Tư khi có bất cứ hành động hay chính sách gì đối với họ. Đặc biệt là đúng thật như thế đối với chính phủ Bush, một chính phủ đồng minh rất gần gủi với kỹ nghệ dầu hỏa, nhiều hơn tất cả những chính phủ đã nằm trong lịch sử nước Hoa Kỳ.

Tổng Thống Bush và những viên chức chung quanh ông có thể có nhiều lý do khác để cảm thấy quyến rũ trong ý tưởng xâm chiếm Ba-Tư. Một số người tin tưởng rằng (cho mặc dầu ngược lại với các chứng cớ) cái chìa khóa cho sự chiến thẳng ở Iraq là sự nghiền nát chế độ đương thời của Ba-Tư. Chính Tổng Thống Bush đã nói nhiều lần là ông ta tin chờ lịch sử sẽ giãi tội cho ông; đó là một lý lẽ có thể dùng để biện minh cho cả những quyết định điên rồ nhất của một tổng thống. Dưới những lý lẽ tranh cải này, còn có thêm một mối thúc đẩy phổ biến hơn.

Các nhà lãnh đạo Mỹ, dứt khoát ngay cả chính Tổng Thống Bush, tin tưởng rằng vì Hoa Kỳ là một cường quốc, nên họ có quyền và mang trọng trách phải phản ứng mạnh mẻ và gây ấn tượng một cách đầy kịch tính khi có chuyện bất an xảy ra bất kỳ nơi nào trên thế giới. Mối thúc đẩy đầy trực tính này ít nhất là đã được xác định từ thời kỳ của Thucydides (sử gia Hy Lạp {Greece}, vào thế kỷ thứ 5 B.C.), người đã viết rằng: nhiều quốc gia có “ý thiên phú tự bắt buộc (theo trực tính) phải thống trị khi có khả năng hoặc được cơ hội cho phép.” Gần đây hơn, trong một cuộc nghiên cứu về cuộc Chiến Tranh Tây Ban Nha - Mỹ (Spanish-American War) đã có nhiều sự thích hợp xác đáng với thời thế hiện tại; sử gia người Anh, ông Joseph Smith đã viết là sự háo hức tấn công những vùng đất ngoại bang của người Mỹ phát sinh từ “sự hung hăn trong chủ nghĩa tự kiêu của quốc thể và tính lãng mạn kèm trong ý niệm cường quốc.” Một số người ở Hoa Thịnh Đốn tin rằng: xâm chiếm, lật đổ, và chiếm đóng chỉ đơn giãn là những gì các nước cường quốc phải làm. Họ tranh luận rằng nếu không như thế thì không cần gì phải có sức mạnh của một cường quốc.

“Tại thời điểm này trong lịch sử, nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng ta đang được mong đợi phải giãi quyết nó,” Tổng Thống Bush đã nói như thế trước khi mở cuộc tấn công vào Iraq. Theo tiêu chuẩn của ông ta, Ba-Tư chắc chắn đang trở thành một “vấn đề”. Và đó đã gợi đến cái ý là ông ta có thể quyết định hạ lệnh cho một cuộc tấn công để ông ta “giãi quyết nó”.

Trước khi những cường quốc đi đến những quyết định có tầm với sâu xa và có thể sẽ thay đổi thế giới, thường thì những người lãnh đạo này cân nhắc và suy xét những bài học đã trải qua trong lịch sử. Bất cứ một cuộc thảo luận nào về nước Ba-Tư hiện đại, và chắc chắn là bất cứ cuộc tranh cải nào về việc Hoa Kỳ nên can thiệp vào nước này hay chăng, đều phải có một sự đánh giá về những gì đã xảy ra sau lần can thiệp cuối của chúng ta. Vào năm 1953, vì quá hăng say để thành đạt những mục đích ngắn hạn, Hoa Kỳ đã mở lệnh phát huy một chương trình hành động mà vì đó đã mang đến nhiều tai họa cho Ba-Tư và ngay cả chính họ. Mặc dầu thế, một số người ở Hoa Thịnh Đốn vẫn bác bỏ chuyện lịch sử có tính chất phù hợp này, và cho rằng chuyện đó không thích đáng trong tình hình hiện tại. Họ tin rằng lần này, họ có thể tấn công Ba-Tư và sẽ hoàn toàn thắng lợi.

Một số nhân vật tầm vóc trong nước Mỹ đã mô tả sự quyết định xâm chiếm Iraq vào năm 2003 của Tổng Thống George Bush là một chiến lược sai lầm lớn nhất trong lịch sử của quốc gia Hoa Kỳ. Tấn công đánh Ba-Tư vào thời điểm này, sẽ có thể là một tai hại thảm khốc hơn nữa. Nó sẽ: đưa cấp lãnh đạo của xứ này (thành phần mà người dân đang oán ghét vì sự đàn áp của chính phủ hiện thời) lên thành những người anh hùng Hồi Giáo phản kháng lại nước xâm lăng đô hộ Hoa Kỳ; cho họ một động cơ thúc đẩy mạnh mẻ để mở một loạt chiến dịch bạo động nhầm chống đối và phá hoại những tài sản và quyền lợi của người Mỹ trên toàn thế giới; mang đến sự đoàn kết và củng cố giữa những người Ba-Tư theo chủ nghĩa dân tộc, những người Shiite theo chủ nghĩa thu hồi lãnh thổ, những người Hồi Giáo thuộc phe nhóm cực đoan, và vì thế sẽ thu hút thêm vô số tân binh cho các công tác khủng bố; dẫn đến sự suy thoái của cuộc vận động cho nền dân chủ của Ba-Tư và tiêu diệt những viễn tượng cho một sự thay đổi chính trị ở xứ này trong một thời gian ít nhất là thêm một thế hệ nữa; sẽ biến đổi những người dân Ba-Tư mà đang là những người yêu chuộng người Mỹ nhất trong vùng Trung Đông, thành những kẻ thù của Hoa Kỳ; sẽ bắt buộc Hoa Kỳ phải liên lụy sâu đậm vào vùng Vịnh Ba-Tư (Persian Gulf) vô hạn định, buộc Hoa Kỳ phải bênh vực theo bè phái trong mọi tình huống của những xung đột trong vùng và như thế sẽ đưa đến một đám kẻ thù mới cho Hoa Kỳ; làm chính phủ láng giềng Iraq với đa số là người Shiite sẽ nổi điên lên, trong khi Hoa Kỳ lại cần họ giữ yên tịnh những bạo động ở nơi này; và rất có triễn vọng sẽ gây gián đoạn việc cung cấp dầu hỏa từ Trung Đông, mà ảnh hưởng sẽ là tai hại khôn lường cho những nền kinh tế của các nước tây phương.

Với những hậu quả có lẽ gần với sự thật vừa nêu trên, tại sao Hoa Kỳ phải tấn công Ba-Tư? Những người nghiêng theo lối suy nghĩ này cho rằng nó sẽ thực hiện được ba việc: ngăn chặn được Ba-Tư phát triển vũ khí tiêu diệt tập thể (weapons of mass destruction), lật đổ một chế độ hung hăng chống đối người Mỹ, và mang lại một chính phủ dân chủ mới cùng phe với Hoa Kỳ. Chính phủ mới này, theo họ suy đoán, sẽ cho phép những hãng dầu hỏa của người Mỹ được tự do xuất nhập vào số lượng dầu thô của Ba-Tư, và sẽ cho Hoa Kỳ một cơ hội để xây dựng lại những ảnh hưởng trong vùng mà họ đã từng có với Ba-Tư. Những mơ mộng hảo huyền này vừa nguy hiểm, cũng như vừa là ảo tưởng.

Ba-Tư là một trong những quốc gia lâu đời nhất trên thế giới. Lịch sử của nước nầy đầy rẫy những vinh quang rực rở, với những nhân vật lãnh đạo vĩ đại như Cyrus, Xerxes, và Darius, cùng các nhà thơ, nhà hiền triết, mà tất cả đã cống hiến vô hạn cho nền văn hóa nhân loại. Truyền thống phong phú này đã cho dân tộc Ba-Tư một niềm tự hào cộng đồng sung mãn, một cảm giác thiết tha gắn bó với di sản văn hóa quốc túy, và một đặc tính quốc gia vượt qua cả những hành động yêu nước giã tạo như đưa tay phất cờ và tung hô khẩu hiệu. Phần đông dân chúng Ba-Tư ghét cay đắng chế độ mà họ phải đang sống dưới ách hiện tại, nhưng chuyện đó vẫn không làm suy chuyển sức gắn bó giữa họ và đất nước Ba-Tư. Tất cả họ đều biết là khi nước Hoa Kỳ vừa hình thành, thì quốc gia họ đã hiện hửu trên hai ngàn năm. Bất chấp họ đứng về phe nào trên quan điểm chính trị, đa số bọn họ thường xù lông giận dử khi nghe những lời hăm dọa từ Hoa Thịnh Đốn.

Cái ý tưởng Hoa Kỳ có thể thả bom Ba-Tư để biến đất nước này thành một quốc gia dân chủ, xem ra càng vô lý hơn trong cái thức tỉnh của sự suy sụp ở Iraq. Cho người dân Ba-Tư thì đặc biệt nó có một ý mỉa mai bi thảm. Tất cả họ đều biết, nhiều như số người Mỹ không biết, là nền dân chủ đã đang bắt đầu bén rễ trong nước Ba-Tư vào năm 1953, khi mà người Mỹ đã nhúng tay can thiệp và đàn áp chôn vùi nó. Dựa vào sự thật lịch sử này, những người Ba-Tư có thể đáng được tha thứ khi họ nghĩ thật là một sự trớ trêu quá kỳ quái khi hiện nay người Mỹ lại đề nghị làm người giãi phóng họ. Họ đau đớn nhận thức là Hoa Kỳ đã trợ giúp tạo dựng thành cái chính thể tôn giáo trị vì hiện tại đang đàn áp đời sống của họ trước mắt.

Một thiểu số người Ba-Tư tin tưởng rằng những người Mỹ muốn tấn công Ba-Tư phải làm như thế là để mang lại tự do cho họ. Đại đa số không tin ý chính của Hoa Kỳ là tập trung vào việc phá hủy chương trình hạt nhân - một chương trình mà chính Hoa Kỳ đã đề nghị với Ba-Tư vào thập niên 1970, khi vua Shah đang nắm quyền hành. Tất cả người Ba-Tư đều tin tưởng đó là quyền tự nhiên của quốc gia họ trong việc phát triển chương trình này. Đằng sau những động lực nêu trên, đằng sau những hăm dọa càng ngày càng gia tăng trầm trọng theo âm vang tiếng trống của chiến tranh càng lúc càng giống lên ầm ỉ hơn từ Hoa Thịnh Đốn, người dân Ba-Tư càng nhận thấy đây là một chiến dịch rất đáng hoài nghi và vô đạo lý. Họ tin tưởng rằng Hoa Kỳ muốn đưa họ trở thành một nước nữa là đồng minh nữa là chư hầu, để chiếm đoạt nguồn tài nguyên dầu thô của họ và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Đó là lý do thật sự mà Hoa Kỳ đã can thiệp vào Ba-Tư năm 1953, và không có lý do nào để tin rằng những mục đích đó đã thực sự thay đổi.

Thuật ngữ dùng tấn công Ba-Tư là ngôn ngữ chính của Hoa Thịnh Đốn từ khi chính phủ Bush lên nắm quyền năm 2001. Tổng Thống Bush đã nỗi tiếng với nét miêu tả chân dung của Ba-Tư là một phần của “trục ác độc” (axis of evil) trên toàn cầu. Trong lễ nhậm chức lần thứ hai, ông ta đã gọi Ba-Tư là “quốc gia chủ yếu đỡ đầu cho khủng bố trên thế giới,” và sau đó ông ta cảnh báo là không chấp nhận được một nước Ba-Tư trỗi dậy lên như một cường quốc hạt nhân. Phó Tổng Thống Dick Cheney đã đặt Ba-Tư lên “danh sách hàng đầu” của những địa điểm có tình trạng bất an của thế giới. Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Condoleezza Rice tuyên bố hồ sơ nhân quyền của Ba-Tư là “một cái đáng kinh tởm”. John Bolton, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, khẳng định đây là lúc “ồ ạt tăng áp lực” với Ba-Tư , và nếu những hình phạt và những biện pháp cưỡng bức không làm chính quyền Ba-Tư thay đổi đường lối, “ thì tôi nghĩ chúng ta cần nhìn đến đáp án áp dụng vũ lực.” Thượng Nghị Sĩ Joseph Lieberman, một trong những người rất trung thành ủng hộ Tổng Thống Bush trong những vấn đề chính sách đối ngoại, đã lên tiếng với một phóng viên truyền hình là nếu người Ba-Tư “không chơi theo luật lệ, chúng ta phải dùng quân lực của chúng ta, và đối với tôi đó kể cả dùng hành động quân sự để bắt buộc họ phải ngừng những gì họ đang làm.”

Lieberman đã dùng một luận cứ mới để biện hộ cho việc ông kêu gọi tấn công Ba-Tư. Ông ta đã buộc tội Ba-Tư trợ giúp kháng chiến quân ở Iraq, và những sự trợ giúp này đã gây ra nhiều hậu quả tai hại, mang đến trên hai trăm lính Mỹ tử vong. Đây là một luận cứ xuất sắc phi thường, mĩa mai thây. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, khối Liên Sô (the Soviet Union) cung cấp cho Bắc Việt Nam vũ khí và đạn dược dùng để giết chết hàng chục ngàn người lính Mỹ. Trung Hoa (China) đã cũng làm thế với đồng minh Bắc Triều Tiên (North Korea) vào những năm trong thập niên 1950. Hoa Kỳ đâu có tấn công những quốc gia cung cấp vũ khí này vào thời đó. Cũng không có chuyện chính quyền Sandinista ở Nicaragua (ở Nam Mỹ) có ý muốn tấn công nước Hoa Kỳ vào những năm trong thập niên 1980, khi vũ khí của Mỹ và những chiến sĩ được huấn luyện bởi Mỹ đã giết hàng loạt binh lính và người dân của Nicaragua. Trợ giúp nước bạn và phe đồng minh trong thời chiến tranh là một chiến thuật xưa như chính chiến tranh gián tiếp (proxy war). Hiện nay, với một chính phủ Bush đang hăng hái tìm một vật tế thần cho sự thất bại ở Iraq, ông Lieberman đang kêu gọi khẩn thiết “Hoa Kỳ phải ra tay hành động quân sự hùng hổ với Ba-Tư để ngăn chặn họ giết người Mỹ trong nước Iraq”.

Những từ ngữ hăm dọa này có thể hù được những nước nhược tiểu, nghèo nàn, cô lập, và dễ bị giao động. Khi đem nó hướng vào một quốc gia tự hào như Ba-Tư, thì nó lại có ảnh hưởng phản ngược. Nó đoàn kết người dân và làm cứng rắn thêm sức phản kháng; giống như mọi người ở mọi nơi, không ai thích bị ra lệnh và bắt buộc bởi những người mà họ xem là kẻ hiếp đáp, bắt nạt.

Anh Quốc (Great Britain) là kẻ thù của Ba-Tư trong một thời gian dài đáng kể hơn Hoa Kỳ nhiều, và xem ra họ đã học đuợc bài học ở đây. Năm 1953, khi gián điệp mật vụ Anh làm việc với CIA để lật đổ Thủ Tướng Mossadegh, và theo lề thời gian của thế kỷ thứ 20, sự chống đối gay gắt người Anh trong nước Ba-Tư lúc nào cũng mãnh liệt hơn sự chống đối người Mỹ. Vậy mà khi quân tuần tiểu hải quân của Ba-Tư bắt 19 thủy thủ và lính thủy quân lục chiến của Anh Quốc (những người mà họ nói là đã vi phạm vào hải phận của họ bất hợp pháp) vào mùa xuân năm 2007, những nhà lãnh đạo của Anh Quốc đã phản ứng theo một cách thật sửng sốt, và hoàn toàn khác hẳn với phưong cách của những nhà lãnh đạo Mỹ nếu trường hợp xảy ra với những người lính bị bắt đó là lính bộ binh của Mỹ. Thủ Tướng Anh Tony Blair tuyên bố lập đi lập lại, khẳng định là ông ta chỉ theo đuổi những đường lối ngoại giao để mang đến tự do cho những người bị bắt này, và dứt khoát từ chối hẳn phương án dùng vũ lực. Hiển nhiên chuyện đó đã gây ấn tượng rất sâu đậm với chính quyền Ba-Tư, nên sau đó không lâu họ đã phóng thích những người bị bắt này. Một sự việc rắc rối có thể sẽ phải đưa ra một cơn khủng hoảng lâu dài và rất mất ổn định, đã được giãi quyết qua thương lượng mà không bên nào bị mất mặt.

Những người Mỹ lãnh đạo không những chỉ tóm lấy mỗi cơ hội có được để gầm gừ với Ba-Tư, mà còn chủ động đề xuất một loạt hoạt động nhằm phá rối gây mất ổn định cho chế độ Hồi Giáo đương thời. Những hoạt động này có thể coi là những trò gián điệp ngầm nếu mà chính quyền Ba-Tư đã không biết trước quá rõ. Một phần của hoạt động này là đưa vào hàng chục triệu đô-la (dollars) cho những phần tử được xem là phe hổ trợ chính sách dân chủ trong Ba-Tư. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi những giáo sĩ (mullahs) Hồi Giáo trong cấp lãnh đạo của Ba-Tư đã xem tất cả những tổ chức tư nhân trong nước là một công cụ tiềm tàng của người Mỹ dùng cho những ý đồ xâm lược và lật đổ chế độ. Họ đã tung ra những cuộc trừng trị đàn áp thẳng tay với những tổ chức này và kết quả là hằng trăm người có tư duy đổi mới cho đất nước Ba-Tư đã bị giam cầm trong trại tù Evin ở Tehran; nơi mà phương pháp hành hạ tù nhân và tệ nạn nhân quyền không thua gì ở trại tù Guantánamo của người Mỹ ở Cu-Ba (Cuba). Những kẻ chống đối này đã cho biết, khi họ bị bắt giam những người tra vấn họ đều có chung một chú tâm duy nhất khi tra hỏi là: tiền ở đâu ra và phần nào là của người Mỹ đưa vào. Bằng cách công khai trích quỹ quốc gia cho chương trình này để cố ý làm hại chế độ ở Ba-Tư, vô hình chung Hoa Kỳ đã trợ giúp chế độ này có lý do để bắt bớ giam cầm những người phe đối lập này, làm thu nhỏ không gian phát triển nền dân chủ trong nước, và làm thụt lùi lại những tự do mà dân Ba-Tư đang phấn đấu thành hình.

Bên cạnh những toan tính vụng về để cố tạo lại khung cảnh chính trị trong nước Ba-Tư, Hoa Kỳ cũng đang tiến hành những cách can thiệp trực tiếp hơn. Họ đã đưa hạm đội hải quân vào Vịnh Ba-Tư (Persian Gulf) và mang máy bay thả bom hạng nặng vào nước lân cận Qatar. Thêm nữa, theo tin tức báo cáo, Hoa Kỳ đã bắt đầu bí mật xuất công quỷ tài trợ cho những băng đảng võ trang của Kurds, Baluchis, Azeris, và những đám dân tộc thiểu số khác trong nước Ba-Tư; những người đã công nhận có trách nhiệm trong việc ám sát những nhân viên chính phủ Ba-Tư và chiến sĩ Vệ Quân Cách Mạng (Revolutionary Guard). Đây là những phương cách làm áp lực với mục đích cho chế độ ở Ba-Tư phải lo sợ và suy nhược tinh thần; thế nhưng ngược lại, nó mang đến sự đàn áp ác liệt hơn với những người phê bình chống đối chế độ trong nước.

Cái lý thuyết đằng sau chính sách của Hoa Kỳ đối với Ba-Tư hình như là chế độ Ba-Tư yếu đuối và dễ bị công kích bằng những phương pháp làm áp lực thông thường. Thật ra, chế độ này hùng mạnh hơn bao giờ hết. Sự sụp đổ của khối Liên Sô đã giãm mạnh áp lực vùng biên giới miền bắc của Ba-Tư, mang đến sự thành hình của thêm nữa tá quốc gia mới với người Hồi Giáo là đa số, và nó mở ra một số cơ hội chiến lược mới cho nước Ba-Tư. Giá dầu tăng cao đã cho Ba-Tư một nền kinh tế vững mạnh trong mấy năm đầu tiên của thế kỹ mới. Rồi, bất ngờ, Hoa Kỳ, nước đang hò hét ầm ỉ dẫn đầu một liên minh quốc tế bài chống Ba-Tư, ban cho Ba-Tư một đặc ân bằng cách tiêu diệt hai chế độ mà Ba-Tư lo sợ nhiều nhất: chế độ Taliban của A-Phú-Hãn (Afghanistan), một chế độ cai trị bởi những kẻ cực đoan cuồng tín Sunni đang chống đối chế độ Ba-Tư, và chính quyền Saddam Hussein của Iraq, một chính quyền mà Ba-Tư đã chiến đấu một cuộc chiến tranh tàn khốc vào những năm của thập niên 1980.

Thế lực ảnh hưởng của Ba-Tư trong vùng Trung Đông đã lớn mạnh vững vàng từ khi Hoa Kỳ xâm lăng Iraq. Tân chính quyền của Iraq với đa số là người Shiites, những người khâm phục và làm việc sát cánh với Ba-Tư. Tổng Thống Hamid Karzai của A-Phú-Hãn đã rộng mở vòng tay chào đón Ba-Tư như là “người bạn thân yêu của chúng ta”. Ở Lebanon, chính quyền Ba-Tư đã chiến thắng một trận chiến mà những người Hồi Giáo cho là một chiến thắng vĩ đại vào năm 2006, khi mà đoàn dân quân Hezbollah dưới sự trợ giúp của Ba-Tư đã chận đứng những cuộc tấn công của Do Thái và ra tay gánh vác những công trình kiến thiết sau trận chiến.

Với nước Iraq đang trong hỗn loạn, và Syria cùng Ai-Cập (Egypt) đang chìm đắm trong những khó khăn riêng của đất nước, Ba-Tư đã trở thành một quốc gia thế lực Hồi Giáo duy nhất trong vùng Trung Đông có thể uốn nắn những sự kiện quan trọng vượt quá hạn biên giới của họ. Ba-Tư đã tăng thêm ảnh hưởng của họ trên những nước Iraq, Lebanon, Syria, và người dân Palestines, cùng với những “phần tử vô tổ quốc” như Hezbollah, Hamas, và Islamic Jihad (Chiến Binh Tôn Giáo). Trong lịch sử hiện đại, chưa bao giờ Ba-Tư được hùng mạnh hơn bây giờ. Phần lớn của tai ác này, là hậu quả do những việc làm của Hoa Kỳ. Sự trỗi dậy hùng mạnh của Ba-Tư không phải là do công trình cố gắng của riêng họ, mà do cấp lãnh đạo của họ chỉ lợi dụng những hành động sai lầm của Hoa Kỳ đó thôi.

Hoa Kỳ đã dùng bạo lực để cắt ngang hành trình tiến triễn đến tự do của Ba-Tư vào năm 1953 khi họ lật đổ Thủ Tướng Mossadegh, và những hậu quả dài hạn đã tàn phá cả hai quốc gia. Nửa thế kỷ sau, một đám lãnh đạo Mỹ lại ra lệnh xâm chiếm Iraq, với một hậu quả thê thảm so sánh được. Bất chấp những thất bại này, một số trong Hoa Thịnh Đốn vẫn tin tưởng sức mạnh quân sự có khả năng mang đến thay đổi tích cực trong Ba-Tư. Không ai hãi hùng lo sợ về niềm tin trên hơn là đoàn dân yêu chuộng dân-chủ trong nước Ba-Tư, những người đang triễn khai chiến dịch thay đổi đất nước Ba Tư với nhiều rủi ro đến ngay chính tính mạng họ.

“Lẽ dỉ nhiên là chế độ hiện tại ở Ba-Tư đang mang lỗi vi phạm quyền công dân tối thiểu của dân chúng trong nước,” ông Akbar Ganji, một người đối lập Ba-Tư đã bị giam cầm dã man ròng rã sáu năm trời sau khi viết một cuốn sách buộc tội nhân viên chính phủ Ba-Tư đã ra lệnh ám sát những chính trị gia của phe đối lập, đã phát biểu với một người phóng viên vào năm 2007. “Nhưng một cuộc tấn công quân sự, không phải là một phản ứng hiệu quả và cũng không thích đáng… Một cuộc tấn công sẽ gây tai họa cho người dân vô tội ở Ba-Tư và trong khu vực… Nó sẽ khuyến khích sự phát triễn của trào lưu chính thống đạo Hồi Giáo, và châm lại ngòi lửa tin tưởng chính là Công Giáo Judeo truyền thống của phưong tây, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, đang tấn công thế giới Hồi Giáo, từ A-Phú-Hãn và Palestine đến Iraq và Ba-Tư… Hăm dọa quân sự của Hoa Kỳ trong hiện tại đã mang đến cho chính phủ Ba-Tư sự tự do đàn áp những phần tử trong nước đang mong muốn xây dựng một xã hội dân chủ, dưới danh nghĩa an ninh quốc gia, và khiếm khuyết một hướng đi dân chủ mà những người cải cách này thấy họ đang bị giằng co giữa hai sự việc lật đổ nội chính và xâm lược của ngoại bang. Thay đổi chính trị ở Ba-Tư là việc cần thiết, nhưng không thể đạt được bằng sự can thiệp của ngoại bang.”

Cùng trong cuộc phỏng vấn đó, Ganji đưa ra một điểm mà luôn được nêu lên thường xuyên. Ông ta nói, Hoa Kỳ không có uy tín để làm kẻ mang đến nền dân chủ cho Ba-Tư vì vai trò của họ đã trong cuộc phá vỡ nền dân chủ của Ba-Tư vào nữa thế kỷ trước – và vì họ đã hoàn toàn thất bại sau đó trong việc quan tâm đến phát triễn Ba-Tư thành một xã hội dân chính văn minh.

“Tôi tin tưởng phần đông người Ba-Tư đồng chia sẻ một nét nhìn tổng quát về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ,” ông Ganji nói, “Họ đều nghĩ là Ba-Tư chỉ có giá trị về khối năng lượng bao la và vai trò chính trị trong khu vực; còn về những lãnh vực văn hóa, phát triễn kinh tế, hòa bình, phúc lợi và căn bản quyền công dân của người Ba-Tư, đều đa phần là không thích đáng cho những người làm chính sách của Hoa Kỳ… Người dân Ba-Tư không bao giờ quên cuộc đảo chính năm 1953 mà ngươi Mỹ đã trợ giúp lật đổ một chính quyền theo chủ nghĩa dân tộc, ôn hòa, chính phủ dân chủ của Tiến Sĩ Mohammad Mosadegh và thay vào đó đưa dẫn vào một guồng máy chính trị độc tài và khép kín. Xã hội Ba-Tư đã mất đi một cơ hội quan trọng nhất trong lịch sử của đất nước mình để thành lập một nền dân chủ.”

Hoa Kỳ vẫn còn đang trả giá – và là một cái giá khủng khiếp – cho sự can thiệp bằng bạo lực vào Ba-Tư trong những thập niên trước. Nếu bây giờ họ tấn công Ba-Tư, người dân Ba-Tư sẽ không ngừng nhiếc móc họ trong nữa thế ký tới. Những người Mỹ tinh tế nhìn thấy việc này. Giáo Sư A. Rỉchard Norton của trường Đại Học Boston, một chuyên gia có thẩm quyền về những họat động chính trị người Hồi Giáo và cũng là viên cố vấn cho Nhóm Nghiên Cứu Iraq của cả hai phe đảng chính trị Mỹ, đã cảnh báo: “Một cuộc tấn công bởi Hoa Kỳ sẽ phá hoại xoái mòn những tiếng nói thực tiễn trong Ba-Tư, và khuyến khích Ba-Tư làm đời sống vô cùng khó khăn cho người Mỹ ở Iraq và những nơi khác, và có lẽ sẽ gây trở ngại cho việc thương mại dầu thô trên quốc tế.” Milt Bearden, một cựu quan chức CIA, người đã điều khiển cuộc chiến A-Phú-Hãn dưới sự trợ giúp của người Mỹ vào thập niên 1980, đã gọi ý tưởng đó là “khùng”, và chêm thêm, “Gây chiến với Ba-Tư sẽ không mang lại một kết quả lợi ích nào cho bất kỳ ai, ngoại trừ cho chính Ba-Tư”. Ngay cả ông Robert Gates, trước khi trở thành Tổng Trưởng Bộ Quốc Phòng (Secretary of Defense), là một thành viên trong toán nghiên cứu về những lựa chọn của Hoa Kỳ đối với Ba-Tư, đã khuyến cáo nên theo “một chiến lược thay đổi cách tiếp cận” dựa trên giao tiếp và thương thuyết.

Khía cạnh thiết yếu của cách thay đổi tiếp cận là Hoa Kỳ phải lên tiếng đồng ý đàm phán trực tiếp vô điều kiện với Ba-Tư. Chuyện Hoa Kỳ sẵn sàng thương lượng với nhiều chế độ mang đủ tầng lớp ghê tởm, trong khi lại từ chối ngồi xuống với Ba-Tư là một chuyện không chỉ đơn thuần khó hiểu mà còn là một cách tự đánh bại mình. Nhìn tổng quát, thì chính sách đó dựa trên nguyên tắc kỳ quặc: một quốc gia không nên thương lượng với kẻ thù. Những quan chức chính quyền Tổng Thống Bush đã cho biết là họ chống đối đường lối đàm phán rộng rãi với Ba-Tư vì họ không muốn tương thưởng cho những “hành vi xấu xa” của Ba Tư. Thật ra, những quốc gia là kẻ thù của mình và đang có dính dáng với những “hành vi xấu xa”, thì đúng chính xác là những quốc gia cần phải được đàm phán ngay lập tức - đặc biệt là những quốc gia có nhiều quyền lực mang nhiều ảnh hưởng. Và như trong trường hợp của Ba-Tư, đang nằm trong tư thế có nhiều hăm dọa đến nền an ninh toàn cầu. Những đường lối như: bắt nạt, lên án, hăm dọa, đòi hỏi và yêu sách không thể là một nền tảng cho một chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Ba Tư.

Tuy nhiên, có một lý do sâu xa hơn tại sao Hoa Kỳ tự tìm thấy mình không thể thương lượng được với Ba-Tư trong một phần tư thế kỷ vừa qua. Tầng lớp chính trị người Mỹ đã chưa hồi phục từ sự kích động sửng sốt khi bị mất vua Shah, và sự bẻ mặt nhục nhã trong cơn khủng hoảng con tin nhân viên tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tehran đã bị giam cầm tiếp ngay theo sau đó. Họ lên án chế độ Hồi Giáo cho những xúc phạm này. Một số nhà lãnh đạo trong Hoa Thịnh Đốn nhất quyết phải kéo dài và trì hoãn cuộc trả thù Ba-Tư, còn hơn là xây dựng một liên hệ mới với chính phủ và người dân nước này. Cho đến khi nào Hoa Kỳ nhảy vọt vượt qua được bức chắn tâm lý này, và từ khước sự nóng nảy trong việc đàm phán đứng đắn thực sự với Ba-Tư, thì sẽ không có cải tiến trong mối quan hệ đôi bên.

Cơn khủng hoảng về chương trình hạt nhân càng tăng cao làm chuyện đàm phán càng khẩn trương hơn bao giờ hết. Để có cơ hội thành công, những cuộc đàm phán này phải trực tiếp và song phương, vì chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ hạn lực mang đến cho Ba-Tư sự bảo đảm an toàn cần thiết (như một thành phần của bất cứ một hiệp định nào trong tương lai). Những cuộc đàm phán này phải đuợc thành hình vô điều kiện, và cả hai bên đều được khuyến khích phải nêu rõ mỗi vấn đề bất đồng ý kiến. Những cuộc họp giữa các nhà ngoại giao Mỹ và Ba-Tư để thảo luận phương cách làm ổn định Iraq, những cuộc họp đầu tiên từ khi cuộc Cách Mạng Hồi Giáo xảy ra, có thể dùng như là bàn đạp để tiến đến những cuộc hội thảo rộng lớn hơn. Cả hai bên đều ghi nhận những cuộc họp như thế này là “tích cực”, nhưng nó chỉ thật là tích cực nếu nó dẫn đến những cuộc thương lượng bao hàm toàn diện.

Một kiểu mẫu lý tưởng cho những cuộc đàm phán này là dựa theo chính sách của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian họ hàn gắn mối quan hệ giữa đôi bên vào thập niên 1970. Văn bản đầu tiên xuất hiện trong quá trình này là bản Thông Giao Thượng Hải (Shanghai Communiqué). Một văn bản thật rất dễ nhầm lẫn là quá đơn giãn. Trong đó, không có bên nào đã phải cam kết hay nhượng bộ. Bản thông giao này đơn thuần chỉ là một danh sách của những lo ngại của mỗi bên và một lời hứa cam kết cả đôi bên sẽ thương lượng một cách thật sự nghiêm chỉnh để giãi quyết những mối lo ngại này. Một văn bản tương tự có thể dùng làm đầu cầu cho mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Ba-Tư.

Hai quốc gia có thể lên danh sách những mối lo ngại gì lẫn nhau? Hoa Kỳ chắc chắn sẽ đặt chương trình hạt nhân của Ba-Tư lên hàng đầu danh sách, với sát theo sau là việc Ba-Tư trợ giúp khủng bố trên thế giới. Ba-Tư sẽ nêu lên những chiến dịch của người Mỹ nhắm vào việc làm mất ổn định chế độ hiện tại. Cả hai bên đều tin rằng, phe bên kia đang nuôi dưỡng những mối bạo động trong vùng Trung Đông.

Vượt qua những chuyện này và một số vấn đề bất đồng hiển nhiên, tuy vậy, vẫn có một số việc thật phi thường khi cả hai bên Hoa Kỳ và Ba-Tư sẽ có thể cùng chung ý hướng. Hai quốc gia này không có định mệnh làm kẻ thù lẫn nhau mãi mãi. Thật ra, họ chia sẻ với nhau nhiều mục đích chiến lược và có nhiều tiềm năng trở thành đồng minh. Cả hai đều mong muốn tình hình được ổn định ở Iraq và A-Phú-Hãn. Cả hai đều ghét cay đắng những phong trào của các phe cấp tiến Sunni như Al-Qaeda và Taliban. Cả hai, tuy vì lý do khác nhau, đều muốn an tâm về một đường cung cấp dầu thô đều đặn và bền vững trên thị trường tây phương. Kỹ nghệ dầu thô ở Ba-Tư đang trong tình trạng xuống cấp nguy hiểm và cần hằng chục tỷ đô-la đầu tư; Hoa Kỳ có một ngân khoản dự trử khổng lồ và một niềm khao khát thèm muốn dầu không nguôi.

Người Mỹ sẽ hưởng được nhiều lợi lộc trong mối quan hệ mới với Ba-Tư, đặc biệt là nếu nó dẫn tới sự an bình cho vùng Trung Đông đang trong cơn giận dử điên cuồng xé tan thành mãnh. Ba-Tư cũng sẽ được hưởng lợi. Khoảng cách giữa chế độ và người dân, giống như khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, càng ngày càng đang nới rộng hơn bao giờ trong thời gian vài thập niên qua. Nạn lạm phát không ngừng. Nạn thất nghiệp tràn lan, nhất là trong tầng lớp trẻ. Những tệ nạn xã hội như nghiện ngập và mãi dâm đang hoành hành đến mức độ lên cơn dịch. Những kỹ nghệ “không-dầu-hỏa” dường như không hiện hửu, mà đa phần là do sự kềm chế của chính phủ và thiếu đầu tư của nước ngoài. Trong cái vòng luẩn quẩn không ngừng giữa buộc tội và tố cáo lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Ba-Tư đã ngăn chặn không cho đôi bên cùng thử nghiệm một cách tiếp cận liên hệ mới để cả đôi bên đều hưởng phúc lợi.

Không thể nào chắc chắn được những cuộc thương lượng bao hàm toàn diện giữa Hoa Kỳ và Ba Tư sẽ đưa đến thành công. Nhưng nếu không cố gắng rán sức thử thì đó là một sai lầm lịch sử lớn lao. Hoa Kỳ chỉ cần đơn giản đưa ra một lời đề nghị thành hình một cuộc bàn thảo hỗn hợp, chỉ việc đó thôi có thể sẽ đưa đến một cuộc khủng hoảng nho nhỏ trong nội bộ chính phủ hiện tại của Ba-Tư. Với những người phe lập trường bảo thủ (hard-liners) tranh đấu với những người phe tiên tiến thực tiễn (pragmatists) qua việc có chấp thuận đề nghị đó hay không.

Một khi những cuộc thương lượng bắt đầu, cách duy nhất dẫn đến cho họ thành công là bằng một thỏa hiệp dung hòa, và đó là một chuyện mà cả hai bên đều chưa đồng chấp thuận trong hiện thời. Mặc dầu thế, đó sẽ là trọng tâm cho những cuộc thương lượng. Mở đường lối thương lượng bao hàm toàn diện với Ba-Tư không phải là một sự tương thưởng cho những “hành vi xấu xa” mà là một sự tìm kiếm cho những đáp án có thể hòa giãi xung đột bất định, và góp phần vào nền an ninh toàn cầu.

Cách duy nhất có thể mong đợi hợp lý với việc Ba-Tư hạn chế những hoài bảo hạt nhân là qua một “thỏa thuận rộng rãi”, mà trong đó có đề cập những mối lo ngại về an ninh của chính quốc gia họ. Chuyện đó có thể sẽ bắt buộc một giãi đáp vượt ngoài biên giới của Ba-Tư và thành lập một cấu trúc an ninh mới cho vùng Trung Đông. Nó không có hợp lý mong đợi Ba-Tư bãi bỏ chương trình hạt nhân của họ, một khi mà kẻ thù chính của họ trong vùng là Do Thái, và kẻ thù chính của họ trên thế giới là Hoa Kỳ, đều võ trang với vũ khí hạt nhân và đang phát ra những lời hăm dọa uy hiếp tuôn trào không cần che dấu đến nước Ba-Tư.

Một hòa ước mà những người đàm phán có thể xem xét để làm thí dụ là văn bản hòa ước đã được ký kết bởi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên vào năm 2007. Để trao đổi cho lời hứa của Bắc Triều Tiên sẽ chấp nhận sự “dẫn đến việc bãi bỏ” chương trình hạt nhân của họ, Hoa Kỳ đã chấp nhận “đi đến quan hệ ngoại giao toàn diện” với Bắc Triều Tiên; giảm bớt những hình phạt kinh tế đối với chế độ Bắc Triều Tiên; “bắt đầu tiến hành” rút tên Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách của những quốc gia trợ giúp khủng bố và danh sách của những quốc gia với những giao dịch thương mại bị cấm bởi “Đạo Luật Giao Thương với Kẻ Thù” (Trading with the Enemy Act); và thành lập những nhóm đặc phái của chính phủ để làm việc thương lượng việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân trong vùng và một “cơ chế an ninh và nền hòa bình trong vùng đông bắc Á Châu.” Nếu những nguyên tắc này có thể thành hình một hòa ước giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, thì nó có thể áp dụng vào Ba-Tư, một nước có nhiều tiềm năng đóng góp phần vào – hay xoáy mòn hủy hoại - nền an ninh toàn cầu hơn là Bắc Triều Tiên.

Để đạt đến mục đích thành công dài hạn, chiến lược xúc tiến ngoại giao của người Mỹ phải bao hàm rộng rãi hơn ngoài việc chỉ đàm phán với chế độ này. Trước khi Ba-Tư trở thành ổn định và dân chủ, người dân trong nước phải có một giai cấp trung lưu đa số và bền vững. Đây trở thành một hành động khẩn cấp cho Hoa Kỳ phải xúc tiến quảng bá tất cả hạng loại giao dịch, từ xã hội, chính trị, đến kinh tế với mỗi tầng lớp dân chúng trong xã hội Ba-Tư. Trong không khí đổi mới này, những doanh nghiệp của người Mỹ thay vì bị cấm giao thương với Ba-Tư sẽ được khuyến khích và cổ võ. Thay vì hạn chế chặt chẻ con số cấp giấy phép chấp thuận cho nhập cảnh đối với người Ba-Tư, Hoa Kỳ cần phải làm ngược lại: mời càng nhiều người Ba-Tư nhập cảnh vào Hoa Kỳ càng tốt, và tràn ngập nước Ba-Tư với người Mỹ, từ học sinh, giáo sư, nông dân, và thương gia, đến văn sĩ và nghệ sĩ.

Ba-Tư đang rất sẳn sàng để lợi dùng lối giao tiếp này. Họ đang có một xã hội phát triễn mạnh mẻ và khát khao được giao dịch tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và đây cũng là một xã hội có ý thức dân chủ dài trên một thế kỷ. Như đã thấy một cách đau đớn với sự thất bại ở Iraq, nền dân chủ không thể cài đặt vào một quốc gia từ bên ngoài. Dân chủ không phải là một lề lối sống mà là một phương cách xúc tiến để giãi quyết nhiều vấn đề. Trong bất cứ xã hội nào, ý thức về giá trị của nền dân chủ đều được nẩy mầm, đâm chồi, phát triễn trong quá trình từ từ và chậm rãi. Không giống như những nước láng giềng của mình, Ba-Tư đã và đang tiến tới nền dân chủ từ khi họ chọn hiến pháp đầu tiên cho nước họ cách đây hơn một thế kỷ trước. Hiến pháp của Ba-Tư đã không luôn luôn được tuân thủ, và những cuộc bỏ phiếu ở Ba-Tư không luôn luôn được công bằng. Mặc dầu vậy, qua một thời gian dài này, người dân Ba-Tư đã mở mang ý thức với một tầm hiểu biết sâu sắc về cái ý nghĩa của một nền dân chủ. Đa số khao khát nó. Phần đất gây mầm cho hạt giống dân chủ biến đổi Ba-Tư nhiều hơn hầu hết các nước Hồi Giáo khác. Một chuyện không thể tin được, nhưng sự thật là đa số người dân ở Ba-Tư đều còn giử lại một niềm ngưỡng mộ khâm phục đối với Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo Mỹ nên lợi dụng ưu thế này trong quá trình thành hình chiến lược ngoại giao với Ba Tư

Cái ý tưởng tấn công Ba-Tư và tìm cách chặt đứt chế độ hiện tại tin theo một giả thiết vô cùng nguy hiểm: đó là dù chế độ nào đến sau này, cũng vẫn khá hơn cái chế độ trước mắt. Người dân Ba-Tư đã có kinh nghiệm từng trãi để bác bỏ niềm tin này. Vào những năm cuối của thập niên 1970, họ đã đoàn kết lại cùng nhau - những người cộng sản, những chính thể tôn giáo, những đảng viên tự do đang sùng bái ông Mossadegh - lật đổ vua Shah. Họ đã làm thế vì họ tin theo cái giã thiết là cho dù chế độ nào đến tiếp nối theo sau cũng phải tốt hơn cái chế độ hiện tại. Đa số bây giờ bọn họ đều khẳng định rằng, đó là một điều sai lầm khủng khiếp.

Một số người ở Hoa Thịnh Đốn bàn cải rằng bất cứ chế độ nào vào thay thế ở Ba-Tư đều là một sự cải thiện tốt hơn với chế độ hiện tại - chế độ mà những nhà giáo sĩ lãnh đạo chuyên đàn áp và bài ngoại. Họ sai lầm một cách nguy hiểm. Một cuộc tấn công vào Ba-Tư sẽ đưa nước này vào hỗn loạn như đã bao trùm Iraq. Trong môi trường vô chính phủ này, sẽ không có chính quyền trung ương để kềm chế những phần tử cấp tiến bạo động. Đáng sợ hơn hết là những phần tử này có thể bao gồm những khoa học gia và chuyên gia kỹ thuật hạt nhân. Cơ hội mà những người Ba-Tư này có thể dùng sự hiểu biết về kỹ thuật trên để chuyền đến tay những kẻ khủng bố loại vũ khí sát hại tập thể, sẽ tăng lên nhiều lần so với sau khi bị một cuộc tấn công hơn là tình thế trong hiện tại. Thả bom tàn phá những trung tâm chế tạo hạt nhân ở Ba-Tư – đặt trường hợp là tất cả đều tìm được – cũng chỉ l à một giãi đáp tạm trong nhất thời. Giãi pháp này hầu như chắc chắn là sẽ mang đến thêm nhiều sự hăm dọa hãi hùng hơn từ phía Ba-Tư của ngày hôm nay. Trong chức nhiệm là Giám Đốc của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (Director of International Atomic Energy Agency), ông Mohammad Albare-dei thường hay chú giãi: công trình kiến trúc đều có thể bị tấn công và tàn phá, nhưng “chúng ta không thể thả bom để tiêu diệt kiến thức”.

Vào năm 1953, bằng bạo lực Hoa Kỳ đã đẩy Ba-Tư ra ngoài lề con đường dẫn đến một nền dân chủ, và đã tạo nên một trôn xoáy mất ổn định, dẫn đến những năm sau đó với những hăm dọa không tưởng tượng đến được. Một chiến dịch dài hạn của người Mỹ với những cô lập, áp lực, và cảnh cáo đã không mang lại thay đổi gì trong những hành vi của Ba-Tư. Tiếp tục đường lối đó sẽ có nghĩa là sự căng thẳng tăng lên đều đều, mà một số người ở Hoa Thịnh Đốn tin rằng sẽ đưa đến cực điểm của một cuộc tấn công quân sự. Một cuộc tấn công như thế sẽ dẫn đến một thời kỳ nỗi dậy chấn động trong Ba-Tư và toàn khu vực, nhưng lần này sẽ được bao trùm với một nét khiếp đảm của vũ khí hạt nhân.

Điệp Vụ Ajax (Operation Ajax), tên của điệp vụ mà cơ quan tình báo CIA dùng trong âm mưu lật đổ Thủ Tướng Mossadegh, đã mang đến một tấn thảm kịch khôn lường cho Ba-Tư, góp phần vào sự đưa lên phong trào khủng bố chống đối người Mỹ, và cuối cùng, làm suy yếu trầm trọng nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Rất ít sự kiện trong lịch sử của thế thứ 20 gây được sự tóm tắt hoàn hảo hơn về khái niệm “phản tuyên truyền” (“blowback”) trong khuôn khổ chính sách đối ngoại. Ngày nay, những ngôn ngữ chống đối Ba-Tư càng lúc càng được gióng cao, thì sự việc càng rất cấp bách hơn cho người Mỹ hiểu về cái tai hại khốc liệt đã thành hình ra sao trong lần sau cùng nước Hoa Kỳ tấn công Ba-Tư. Hoa Kỳ nên suy nghĩ cân nhắc câu hỏi: “Hoa Kỳ có trách nhiệm luân lý gì đối với Ba-Tư trong cái thức tỉnh của lịch sử đau thương này?”

Bằng cách chấm dứt một phần tư thế kỷ cay đắng chống đối mà người Mỹ đã mang nặng với Trung Quốc, Tổng Thống Richard Nixon cho thế giới thấy một khả năng nhận thức sắp đặt lại cán cân của sức mạnh toàn cầu. Cuộc đánh bạc của ông ta đã tạo hình dáng mới cho dòng lịch sử. Hiện nay thế giới đang kêu gọi một nhà lãnh đạo Mỹ có khả năng táo bạo sánh ngang như vậy. Một người có thể hình dung được một mối quan hệ giữa Ba-Tư và Hoa Kỳ hoàn toàn khác xa mối quan hệ đã và đang tồn tại từ năm 1979.


Dịch bởi Alexander Le